489A/21/54 Huỳnh Văn Bánh - P.13-Q.Phú Nhuận- Tp HCM
Mon - Fri : 08:00 - 18:00 Sat: 8:00 - 12:00
+84-28-39918666
Close
+84-28-39918666
Mon - Fri : 08:00 - 18:00 Sat: 8:00 - 12:00

Blog

Bảo tàng Báo chí Việt Nam - ngôi nhà di sản của người làm báo

Bảo tàng Báo chí Việt Nam - ngôi nhà di sản của người làm báo

Nhà báo Trần Thị Kim Hoa, Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Hội Nhà báo Việt Nam) cho biết: “Trong 3 năm, nhờ có sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, ngành, địa phương và đặc biệt là các cấp hội nhà báo, các cơ quan báo chí, các nhà báo lão thành cùng các thân nhân mà hàng loạt các lễ hiến tặng, tiếp nhận hiện vật của Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã được tổ chức trên cả nước. Kết quả thu được khiến kho hiện vật của bảo tàng cứ mỗi ngày lại giàu lên trông thấy với khoảng 25.000 hiện vật. Mỗi một tài liệu, hiện vật đều mang trong mình một câu chuyện đặc biệt, về chuyện làm báo sôi nổi đầy gian khó, hiểm nguy.”

Chú thích ảnh

Biểu tượng ngòi bút với hai bên cánh sen in tên tất cả các tờ báo của Việt Nam ngay cửa vào Bảo tàng.

Chú thích ảnh

Khách tham quan bày tỏ sự trân trọng trước tượng chân dung những nhà báo tiên phong trong việc đặt nền móng cho lịch sử báo chí nước nhà.

Chú thích ảnh

Kệ kim cương trưng bày 8 tờ báo được Hiệp hội Báo chí Thế giới xếp hạng cổ nhất trên thế giới và 2 tờ báo của Việt Nam. Trong đó, 2 tờ báo của Việt Nam là tờ Gia Định Báo - tờ báo đầu tiên xuất bản bằng chữ Quốc ngữ và Báo Thanh niên - tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam.

Chú thích ảnh

Gian trưng bày giới thiệu Báo chí quốc ngữ từ những giai đoạn đầu hình thành. Những tờ báo tiếng Việt, tiếng Pháp ra đời trước 1925, hoặc những tờ báo cách mạng tiêu biểu giai đoạn trước 1945, trước 1954, trước 1975.

Chú thích ảnh

Bên cạnh những tư liệu và hiện vật, hầu hết là bản gốc, công chúng còn được theo dõi đồ họa, được xem phim tư liệu, được tự mình tra cứu tìm hiểu sâu hơn thông tin cũng như những bài viết, tác phẩm báo chí liên quan đến nội dung, ý nghĩa của từng tư liệu, hiện vật được trưng bày.

Chú thích ảnh

Tầng 2 của Bảo tàng là nơi giới thiệu tất cả các tờ báo của 63 tỉnh thành trên cả nước.

Chú thích ảnh

Nhà báo Trần Thị Kim Hoa, Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Hội Nhà báo Việt Nam) cho biết: “Trong 3 năm, nhờ có sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, ngành, địa phương và đặc biệt là các cấp hội nhà báo, các cơ quan báo chí, các nhà báo lão thành cùng các thân nhân mà hàng loạt các lễ hiến tặng, tiếp nhận hiện vật của Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã được tổ chức trên cả nước. Kết quả thu được khiến kho hiện vật của bảo tàng cứ mỗi ngày lại giàu lên trông thấy với khoảng 25.000 hiện vật. Mỗi một tài liệu, hiện vật đều mang trong mình một câu chuyện đặc biệt, về chuyện làm báo sôi nổi đầy gian khó, hiểm nguy.”

Chú thích ảnh

Biểu tượng ngòi bút với hai bên cánh sen in tên tất cả các tờ báo của Việt Nam ngay cửa vào Bảo tàng.

Chú thích ảnh

Khách tham quan bày tỏ sự trân trọng trước tượng chân dung những nhà báo tiên phong trong việc đặt nền móng cho lịch sử báo chí nước nhà.

Chú thích ảnh

Kệ kim cương trưng bày 8 tờ báo được Hiệp hội Báo chí Thế giới xếp hạng cổ nhất trên thế giới và 2 tờ báo của Việt Nam. Trong đó, 2 tờ báo của Việt Nam là tờ Gia Định Báo - tờ báo đầu tiên xuất bản bằng chữ Quốc ngữ và Báo Thanh niên - tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam.

Chú thích ảnh

Gian trưng bày giới thiệu Báo chí quốc ngữ từ những giai đoạn đầu hình thành. Những tờ báo tiếng Việt, tiếng Pháp ra đời trước 1925, hoặc những tờ báo cách mạng tiêu biểu giai đoạn trước 1945, trước 1954, trước 1975.

Chú thích ảnh

Bên cạnh những tư liệu và hiện vật, hầu hết là bản gốc, công chúng còn được theo dõi đồ họa, được xem phim tư liệu, được tự mình tra cứu tìm hiểu sâu hơn thông tin cũng như những bài viết, tác phẩm báo chí liên quan đến nội dung, ý nghĩa của từng tư liệu, hiện vật được trưng bày.

Chú thích ảnh

Tầng 2 của Bảo tàng là nơi giới thiệu tất cả các tờ báo của 63 tỉnh thành trên cả nước.

Chú thích ảnh

 

Chú thích ảnh

Khách tham quan có cơ hội trải nghiệm, tìm hiểu về công nghệ làm báo liên quan đến máy móc, thiết bị, quy trình làm báo...

Chú thích ảnh

Chiếc loa phóng thanh đại của Đài Truyền thanh Vĩnh Linh 500W đặt tại bên cầu Hiền Lương (bờ Bắc song Bến Hải) những năm 1954 -1965 được trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam.

Chú thích ảnh

Trải qua hơn 1.000 ngày dồn sức thực thi nhiệm vụ, các cán bộ của Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã sưu tầm, tập hợp, quản lý và khai thác được trên 25.000 hiện vật, tư liệu báo chí, trong đó có nhiều hiện vật, tư liệu có giá trị lớn.

  Hiền Anh/Báo Tin tức

1.000 tỷ USD đang săn lùng cơ hội đầu tư bất động sản toàn cầu CEO địa ốc Hòa Bình bị chất vấn vì giá cổ phiếu kém xa đối thủ