489A/21/54 Huỳnh Văn Bánh - P.13-Q.Phú Nhuận- Tp HCM
Mon - Fri : 08:00 - 18:00 Sat: 8:00 - 12:00
+84-28-39918666
Close
+84-28-39918666
Mon - Fri : 08:00 - 18:00 Sat: 8:00 - 12:00

Blog

Khám phá không gian Bảo tàng Văn học Việt Nam

Khám phá không gian Bảo tàng Văn học Việt Nam
Khám phá không gian Bảo tàng Văn học Việt Nam
 Tọa lạc tại ngõ 275 Âu Cơ (Hà Nội), Bảo tàng Văn học Việt Nam là nơi sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu các di sản văn hóa, phản ánh quá trình hình thành và phát triển của văn học Việt Nam qua các thời kỳ.

 

Bảo tàng Văn học Việt Nam nằm trên mảnh đất trước kia là Trường viết văn Quảng Bá thuộc Hội Nhà văn Việt Nam (ngõ 275 Âu Cơ, Hà Nội). Đây là nơi sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu các di sản văn hóa, phản ánh quá trình hình thành và phát triển của văn học Việt Nam qua các thời kỳ.
Bảo tàng Văn học Việt Nam được thành lập ngày 8/11/2011 theo Quyết định số 1987/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trải qua quá trình sưu tầm và trưng bày đến ngày 26/6/2015, Bảo tàng chính thức mở cửa đón khách tham quan. Trong ảnh là không gian khu vực sảnh tầng 1 của Bảo tàng Văn học Việt Nam.
Bảo tàng Văn học Việt Nam hiện đang trưng bày gần 4.000 hiện vật, tư liệu quý về văn học nước nhà, Bảo tàng Văn học Việt Nam được ví như “kho báu” văn học, đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu, sưu tầm, giáo dục về nền văn học của dân tộc.
Theo tìm hiểu, Bảo tàng Văn học gồm 2 phần trưng bày chính, gồm trưng bày ngoài trời và trong nhà. Với gần 4.000 hiện vật, tư liệu quý về nền văn học Việt Nam, đây là nơi lưu lại nhiều kỉ niệm của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng trong tiến trình phát triển của lịch sử văn học Việt Nam.
Trong không gian tầng 1 là gian tiết khánh đồng thời là nơi trưng bày, giới thiệu về "Văn học Việt Nam thời kỳ Cổ - Trung đại" (từ thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XIX).
 
Theo quan sát, điểm đầu tiên mà bất kể du khách nào tới Bảo tàng Văn học Việt Nam tham quan chính là khu vực trưng bày tượng vua Trần Nhân Tông.
Ngoài khu vực trưng bày tượng vua Trần Nhân Tông, tại tầng 1, bảo tàng còn giới thiệu không gian tái hiện việc học hành, cảnh lều chõng đi thi của các sĩ tử thế kỷ XIX.
Tham quan hết tầng 1, du khách sẽ được trải nghiệm không gian trưng bày tại tầng 3 - nơi đây giới thiệu các về các nhà văn đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật và tổ hợp "Không gian văn hóa xóm Chòi" (nơi Hội Văn nghệ Việt Nam đóng trụ sở làm việc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Hình ảnh chiếc bàn gỗ mà tác giả Truyện Kiều đã sử dụng trong thời gian 10 năm sống ở quê vợ (Thái Bình) cuối thế kỷ XVIII.
 
Ngoài ra, tại khu vực tầng 5 là nơi tôn vinh "Các nhà văn giải thưởng Nhà nước về Văn học – Nghệ thuật", Các kỳ đại hội Hội Nhà văn Việt Nam với đông đảo các tên tuổi lớn của nền văn chương nước nhà thời kỳ hiện đại.
Nhiều du khách thích thú khi tới Bảo tàng Văn học Việt Nam để tham quan, tìm hiểu về các thời kỳ.
Khu vực trưng bày tượng nhà văn Nam Cao cùng các hiện vật, đồng thời bên cạnh là tượng mô phỏng lại cuộc sống sinh hoạt của Chí Phèo - Thị Nở.
Thị Nở dâng bắt cháo hành cho Chí Phèo.
Khu vực trưng bày trượng cùng các hiện vật của nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ Văn Cao tại Bảo tàng Văn học Việt Nam.
Chị Thu Hoài (quận Long Biên, Hà Nội) chia sẻ: "Tôi rất thích văn học Việt Nam, bởi vậy hôm nay cùng bạn thân tới Bảo tàng Văn học Việt Nam để tham quan, tìm hiểu về các nhà văn qua các tài liệu được trưng bày bên trong bảo tàng. Thật ấn tượng khi tới đây, nơi đây là một kho tàng tri thức dành cho những người yêu văn học nghệ thuật".
Tái hiện cảnh sinh hoạt của các chiến sĩ Việt Nam thời chiến tranh tại Bảo tàng Văn học Việt Nam.
 
Nhiều hiện vật khác trưng bày tại Bảo tàng Văn học Việt Nam.
Không gian trưng bày tượng và hiện vật của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
Một vài không gian trưng bày khác tại Bảo tàng Văn học Việt Nam.
 
Cuốn tiểu thuyết Lục - Vân - Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.
Sưu tầm những bài báo về Nguyễn Đình Chiểu.
Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu.
Trao đổi với báo chí, đại diện Ban quản lý Bảo tàng Văn học Việt Nam cho biết, dù đã đi vào hoạc động gần 8 năm, nhưng từ năm 2021 bảo tàng mới thu hút nhiều du khách tới tham quan. Hiện phía bảo tàng đang đẩy mạnh hoạt động quảng bá trên MXH, kết hợp mở các tour du lịch Văn học để phục vụ khách tham quan ở các độ tuổi.
Với không gian văn hóa đặc sắc, chứa đựng nhiều tư liệu lịch sử quý giá, Bảo tàng Văn học Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn đối với những độc giả yêu văn thơ và cho bất cứ du khách nào có dịp đến khám phá mảnh đất nghìn năm văn hiến.
Tin và ảnh: Trung Nguyễn
Để được tư vấn về giải pháp bảo tàng ảo và các giải pháp công nghệ cho ngành bảo tàng xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.
Công ty TNHH Truyền Thông Tùng Việtwww.vietnamdigitalsignage.com
Hotline: 0902.671.18
1.000 tỷ USD đang săn lùng cơ hội đầu tư bất động sản toàn cầu CEO địa ốc Hòa Bình bị chất vấn vì giá cổ phiếu kém xa đối thủ