489A/21/54 Huỳnh Văn Bánh - P.13-Q.Phú Nhuận- Tp HCM
Mon - Fri : 08:00 - 18:00 Sat: 8:00 - 12:00
+84-28-39918666
Close
+84-28-39918666
Mon - Fri : 08:00 - 18:00 Sat: 8:00 - 12:00

Blog

Bên trong bảo tàng sách đầu tiên của TP.HCM

Bên trong bảo tàng sách đầu tiên của TP.HCM
Bên trong bảo tàng sách đầu tiên của TP.HCM - Ảnh 1.
 

Các bản sách mini được ông Nguyễn Mạnh Hùng sưu tập trong nhiều năm - Ảnh: TRẦN MẶC

Lễ khai mạc Bảo tàng Sách và văn hóa đọc thuộc Công ty cổ phần sách Thái Hà (Thái Hà Books) vừa diễn ra vào sáng 22-4 tại TP.HCM. Sự kiện nhằm hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam năm 2023.

Nhiều bản sách, tư liệu quý

Theo chia sẻ, bảo tàng sách là kết quả nhiều năm sưu tầm, tìm kiếm của ông Nguyễn Mạnh Hùng - chủ tịch Thái Hà Books.

Trước đó, Bảo tàng Sách và văn hóa đọc đầu tiên đã được thành lập tại Hà Nội vào tháng 2-2022. Mục đích chung của bảo tàng là lưu trữ và giới thiệu đến công chúng những đầu sách và tư liệu quý hiếm.

Bên trong bảo tàng sách đầu tiên của TP.HCM - Ảnh 2.

Những bản sách quý hiếm, lâu năm được trưng bày tại bảo tàng - Ảnh: TRẦN MẶC

Tại TP.HCM, Bảo tàng Sách và Văn hóa đọc (đặt tại tòa nhà Thái Hà Books, số 9/5B đường Tân Thới Nhất 6, quận 12, TP.HCM) trưng bày một số ấn bản tiêu biểu: Đại Nam Quốc Sử diễn ca (bản 1870); Bích câu (bản 1905); Thành Thái Hoàng đế (bản 1907)...

Ngoài ra, tại đây còn trưng bày một số ấn phẩm sách nổi tiếng: Lịch sử suy tàn và sụp đổ của đế chế La Mã tập 1 và 2 (bản 1776, 1781); bộ sách Những người khốn khổ (bản 1862); Paul Forestier (hài kịch) bằng tiếng Pháp (bản 1868); Tuyển tập thơ của Ludwig Ganghofer (bản 1887)...

Bên trong bảo tàng sách đầu tiên của TP.HCM - Ảnh 3.

Bộ sách Những người khốn khổ xuất bản năm 1862 trưng bày tại bảo tàng sách - Ảnh: TRẦN MẶC

Cùng với đó, nhiều cuốn sách cổ, sách quý về Phật giáo như bản chép Kinh cúng Phật nghi, Kinh lá bối Maṅgalasuttaṃ, bộ Kinh Phật gốc Nikaya…

Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết trong thời gian học tập và công tác tại nhiều quốc gia, ông đã sưu tập được nhiều đầu sách quý và lưu giữ tại nhà riêng. 

Tuy nhiên, nhận thấy còn quá ít người được chiêm ngưỡng nên ông đã lên ý tưởng mở một bảo tàng sách và văn hóa đọc để nhiều người có thể tiếp cận được tri thức của nhân loại.

Theo đó, bảo tàng sách sẽ mở cửa cho khách đến tham quan miễn phí.

Bảo tàng sách góp phần thúc đẩy văn hóa đọc

Nói về bảo tàng sách, thạc sĩ Thái Thu Hoài - phó trưởng khoa xuất bản Đại học Văn hóa TP.HCM - chia sẻ: "Bảo tàng sách này giúp những người trong ngành tự hào hơn về ngành sách. Ngoài ra, đây là nơi sinh viên có thể đến tìm hiểu, tham quan và biết được giá trị của sách. Khi đã hiểu, các bạn sẽ yêu thêm sách và ngành sách".

Bên trong bảo tàng sách đầu tiên của TP.HCM - Ảnh 4.

ATM sách miễn phí do ông Hùng sáng lập - Ảnh: TRẦN MẶC

Ngoài không gian trưng bày sách, Bảo tàng Sách và văn hóa đọc còn có không gian trưng bày thư pháp và không gian thiền trà cho khách tham quan. Cùng với đó, cây ATM sách miễn phí sẽ được đặt cố định tại tòa nhà Thái Hà Books để phục vụ độc giả.

Giải thích lý do đặt vị trí bảo tàng sách ở xa trung tâm thành phố, chủ tịch Thái Hà Books cho biết một phần do chi phí vận hành, một phần để lan tỏa văn hóa đọc đến các vùng ven chứ không chỉ tập trung ở trung tâm TP.HCM.

Bên trong bảo tàng sách đầu tiên của TP.HCM - Ảnh 5.

Ông Hùng giới thiệu cho khách tham quan về lịch sử của các quyển sách - Ảnh: Thái Hà Books

Theo ông Hùng, để văn hóa đọc phát triển thì khuyến đọc phải tốt. Bảo tàng là cách để truyền cảm hứng cho mọi người tìm hiểu về sách. Ông mong rằng sau khi khai trương, sẽ có nhiều vật phẩm quý về sách được đóng góp vào bảo tàng.

Ngoài ra, nếu bảo tàng hoạt động hiệu quả, thời gian tới, các tư liệu, sách tại bảo tàng sẽ được số hóa để tiện lợi hơn cho bạn đọc.

TRẦN MẶC 

 
1.000 tỷ USD đang săn lùng cơ hội đầu tư bất động sản toàn cầu CEO địa ốc Hòa Bình bị chất vấn vì giá cổ phiếu kém xa đối thủ