489A/21/54 Huỳnh Văn Bánh - P.13-Q.Phú Nhuận- Tp HCM
Mon - Fri : 08:00 - 18:00 Sat: 8:00 - 12:00
+84-28-39918666
Close
+84-28-39918666
Mon - Fri : 08:00 - 18:00 Sat: 8:00 - 12:00

Blog

Khám phá Bảo tàng Công nghiệp và Công nghệ Toyota, xem robot chơi violin

Khám phá Bảo tàng Công nghiệp và Công nghệ Toyota, xem robot chơi violin

Từ Toyoda đến Toyota cả một quá trình phấn đấu không mệt mỏi

Sakichi Toyoda là một người thợ mộc tài hoa và cũng chính là người sáng lập Tập đoàn Toyota.

Sakichi Toyoda được biết đến là một trong những nhà phát minh ra máy dệt hiện đại đầu tiên cho nước Nhật. Có sẵn trong mình tố chất kinh doanh, năm 1891, Sakichi Toyoda đăng ký bản quyền cho chiếc máy dệt của mình và chính thức trở thành ông chủ chuyên sản xuất và phân phối máy dệt.

Toyota bắt đầu khởi nguồn là một nhà sản xuất máy dệt. ảnh 1

Toyota bắt đầu khởi nguồn là một nhà sản xuất máy dệt.

Trong chuyến đến Mỹ để tìm hiểu phát triển dự án máy dệt tự động, Sakichi Toyoda nhận thấy ô tô ở Mỹ rất phổ biến, trong khi Nhật Bản lại không hề có. Đúng thời điểm đó, Nhật Bản phải nhập khẩu nguyên chiếc 800 xe ô tô của Ford và lòng tự tôn dân tộc của ông lại nổi lên.

Những bước đi đầu tiên trong ngành ô tô của Toyota. ảnh 2

Những bước đi đầu tiên trong ngành ô tô của Toyota.

Sau khi về nước, Sakichi Toyoda chia sẻ suy nghĩ với con trai Kichiro Toyoda và quyết định đầu tư một khoản tiền lớn để con thành lập trung tâm nghiên cứu về ô tô do ông đứng lên điều hành.

Những mẫu xe đã được Toyota phát triển. ảnh 3

Những mẫu xe đã được Toyota phát triển.

Sau đó, cả hai cha con vừa duy trì phát triển nhà máy dệt vừa âm thầm chuẩn bị dây chuyền sản xuất ô tô đầu tiên tại Nhật Bản. Đến năm 1930, gia đình Toyoda lần lượt hoàn thiện dây chuyền sản xuất thân xe, gầm xe và động cơ.

Đến năm 1936, người con trai Kichiro Toyoda chính thức tiếp quản công ty Kichiro Toyoda và tiến hành thay chữ “d” bằng chữ “t” trong tên gọi Toyoda. Tên gọi mới “Toyota” phát âm không rõ như “Toyoda” nhưng nó lại phù hợp hơn với tâm lý quảng cáo.

Logo Toyota tiếng Nhật (bên phải) có 8 nét, tượng trưng cho sự may mắn và phát triển không ngừng. ảnh 4

Logo Toyota tiếng Nhật (bên phải) có 8 nét, tượng trưng cho sự may mắn và phát triển không ngừng.

Toyota có 8 nét, trong khi Toyoda có 10 nét. Theo quan niệm truyền thống của Nhật Bản, số 8 mang lại sự may mắn và tượng trưng cho sự phát triển không ngừng. Còn số 10 lại là con số tròn trĩnh và không có chỗ cho sự lớn mạnh, tăng trưởng và phát triển.

Vào tháng 4/1937, Toyota chính thức được đăng ký bản quyền thương mại. Kể từ đó, thương hiệu Toyota đã trở thành một biểu tượng và niềm tự hào của người Nhật.

Một số mẫu xe Toyota từng phát triển. ảnh 5

Một số mẫu xe Toyota từng phát triển.

Năm 2022, Tập đoàn Toyota vẫn giữ vững danh hiệu nhà sản xuất ô tô bán chạy nhất thế giới với 10,48 triệu xe, bao gồm cả các công ty con Daihatsu và Hino. Đây cũng là năm thứ 3, Toyota giữ vững danh hiệu này.

Xếp sau đó là Tập đoàn Volkswagen với doanh số 8,3 triệu xe trên toàn thế giới. Tiếp đó là Tập đoàn ô tô Hyundai với 6,88 triệu chiếc, bao gồm cả KIA.

Cho đến nay, Toyota có 63 nhà máy, trong số đó có 12 nhà máy ở Nhật Bản, còn lại 51 nhà máy ở 26 nước và vùng lãnh thổ khác nhau trên toàn thế giới. Toyota cũng có chi nhánh và đại diện tại 160 nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Cũng tính tới tháng 11/2023, Toyota có giá trị vốn hóa thị trường là 256,21 tỷ USD, tăng 37,49% so với năm 2022 và trở thành công ty có giá trị thứ 32 trên thế giới.

Chính bởi những con số biết nói này mà tới thành phố Nagoya - nơi vẫn được coi là “thành phố Toyota” việc đi thăm các bảo tàng của Toyota tại đây được xem như một điều thú vị, để có thêm hiểu biết về sự phát triển của một doanh nghiệp hàng đầu tại Nhật Bản cũng như là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành ô tô thế giới.

Minh hoạ sống động, gieo khát vọng cho thế hệ trẻ

Bảo tàng Công nghiệp và Công nghệ Toyota được xây dựng tại nơi Tập đoàn Toyota ra đời. Khi xây dựng, Toyota đã bảo tồn và sử dụng các toà nhà gạch đỏ có giá trị về lịch sử kiến trúc như một di sản công nghiệp, nhằm mục đích giới thiệu về máy móc sử dụng trong ngành dệt may - một trong những ngành chủ chốt góp phần phát triển cho nước Nhật ngày nay và những bước tiến của công nghệ ô tô đang đi đầu xu hướng hiện tại.

Bảo tàng được khai trương vào tháng 6/1994, đúng 100 năm sau ngày sinh của ông Toyoda Kiichiro.

Khi khai trương, Chủ tịch đầu tiên của Bảo tàng Công nghiệp và Công nghệ Toyota, ông Eiji Toyoda đã nhắc tới thông điệp: “Tập đoàn Toyota mong muốn truyền đạt cho thế hệ trẻ niềm tin của mình vào tầm quan trọng của cả việc “tạo ra mọi thứ” cũng như “sự sáng tạo và nghiên cứu”. Bằng cách làm như vậy, Bảo tàng hy vọng sẽ đóng góp vào sự phát triển lành mạnh của xã hội. Đây cũng chính là mục đích của chúng tôi khi thành lập bảo tàng này.”

Mục đích khi thành lập bảo tàng vẫn không thay đổi, bất chấp thời điểm hiện tại.

Thông điệp “đổi mới công nghệ và phát triển các ngành công nghiệp sẽ xây dựng tương lai của chúng ta” cùng với tầm quan trọng của việc tìm hiểu về lịch sử chế tạo, sản xuất “Monozukuri” cũng là nhằm phát triển một xã hội bền vững.

 

Trong bảo tàng có "Khu vực trưng bày máy dệt" và "Khu vực trưng bày xe ô tô", giới thiệu một cách dễ hiểu những thay đổi về công nghệ trong ngành công nghiệp, tập trung vào lĩnh vực chế tạo máy dệt và xe ô tô mà Tập đoàn đã từng tham gia, thông qua triển lãm trạng thái chuyển động của máy móc thật và trình diễn quá trình vận hành.

Theo thời gian, ngày nay, ngành công nghiệp ô tô của Nhật Bản cũng đang phải đối mặt với thời kỳ chuyển đổi, được kích hoạt bởi sự tiến bộ của các công nghệ mang tính cách mạng. Điều này bao gồm việc chuyển sang xe điện, tự động hóa và kết nối.

Khu trưng bày công nghiệp dệt có diện tích gần 3.500 m2, chính là vị trí của nhà máy kéo sợi ban đầu ỏ thời kỳ (1912 - 1926) và thời kỳ đầu của thời đại Showa. Các cột, dầm và tường gạch đỏ vẫn được sử dụng như xưa.

Tại đây có khoảng 100 máy móc ngành dệt được trưng bày, từ các công cụ kéo sợi và dệt vải thời kỳ đầu cho đến máy dệt được trang bị cơ điện tử hiện nay. Nhờ vậy người xem có thể dễ dàng nắm bắt được sự tiến bộ của công nghệ.

Với sự hướng dẫn của nhân viên, khách tham quan có thể tận mắt chứng kiến ​​quá trình quay sợi và dệt vải để có trải nghiệm thực tế về quy trình này.

Khu trưng bày các mày dệt từ khi ông Sakichi Toyoda - người sáng lập ra Tập đoàn Toyota khởi nghiệp. ảnh 7

Khu trưng bày các mày dệt từ khi ông Sakichi Toyoda - người sáng lập ra Tập đoàn Toyota khởi nghiệp.

Các thế hệ máy dệt hiện đại được Toyota phát triển theo thời gian. ảnh 9

Các thế hệ máy dệt hiện đại được Toyota phát triển theo thời gian.

Các máy dệt hiện đại ngày này vẫn được Toyota sản xuất và cung cấp ra thị trường. ảnh 11

Các máy dệt hiện đại ngày này vẫn được Toyota sản xuất và cung cấp ra thị trường.

Mẫu máy dệt hiện đại nhất được sản xuất năm 2023. ảnh 12

Mẫu máy dệt hiện đại nhất được sản xuất năm 2023.

Khu trưng bày sản xuất công nghiệp năng, cơ khí chế tạo để sản xuất ra chiếc xe ô tô. ảnh 13

Khu trưng bày sản xuất công nghiệp năng, cơ khí chế tạo để sản xuất ra chiếc xe ô tô.

Các sản phẩm khuôn mẫu. ảnh 15

Các sản phẩm khuôn mẫu.

Tại khu vực ô tô, hoạt động sản xuất ô tô của Toyota được thể hiện từ nhiều góc độ khác nhau.

Người ta có thể nhìn thấy ở đây hoạt động của một nhà máy ô tô với nhiều công đoạn, công nghệ lẫn sự hoạt động thực tế của các mô hình và máy móc, quan sát các chuyển động và lắng nghe âm thanh của sản xuất…

Tại khu vực triển lãm được chia thành 4 khu vực: thời kỳ đầu của ngành kinh doanh ô tô - sự phát triển ô tô qua các thập kỷ - công nghệ ô tô, công nghệ sản xuất và Kiichiro Toyoda là ai.

Một số mẫu xe đã được Toyota phát triển. ảnh 17

Một số mẫu xe đã được Toyota phát triển.

Cũng trong Bảo tàng, người xem có thể được ngắm màn biểu diễn violin của Partner Robot. Robot này đã được ra mắt tại gian hàng Nhật Bản trong Triển lãm thế giới Thượng Hải 2010 và sau đó bắt đầu trình diễn tại bảo tàng từ tháng 6/2014.

Partner Robot kéo đàn violin cho khách tham quan bảo tàng nghe. ảnh 18

Partner Robot kéo đàn violin cho khách tham quan bảo tàng nghe.

Partner Robot đi bằng 2 chân, có thể chơi đàn như con người với cử động cánh tay và khả năng năng sử dụng ngón tay đầy tinh tế.

Giàn robot được Toyota phát triển. ảnh 19

Giàn robot được Toyota phát triển.

Quá trình phát triển cụ thể với những máy móc thiết bị và hiện vật sinh động được tưng bày tại Bảo tàng cũng khiến nhiều gia đình đưa trẻ con tới tham quan và tìm hiểu.

Thanh Hương 

1.000 tỷ USD đang săn lùng cơ hội đầu tư bất động sản toàn cầu CEO địa ốc Hòa Bình bị chất vấn vì giá cổ phiếu kém xa đối thủ