489A/21/54 Huỳnh Văn Bánh - P.13-Q.Phú Nhuận- Tp HCM
Mon - Fri : 08:00 - 18:00 Sat: 8:00 - 12:00
+84-28-39918666
Close
+84-28-39918666
Mon - Fri : 08:00 - 18:00 Sat: 8:00 - 12:00

Blog

Phối hợp với Mỹ xác định 4 cổ vật để trả về cho Việt Nam

Phối hợp với Mỹ xác định 4 cổ vật để trả về cho Việt Nam

Ngày 23-8, Cục Di sản văn hóa thông tin với báo chí về công tác hoàn trả cho Việt Nam những cổ vật bị buôn bán trái phép vào Mỹ.

Theo đó, sau chuyến hồi hương của 10 cổ vật bị buôn bán trái phép vào tháng 11-2022, do Mỹ trao trả Việt Nam thông qua Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ, tháng 3-2023, Cục Di sản văn hóa tiếp tục nhận được đề nghị của Cơ quan Điều tra an ninh nội địa Mỹ (HIS), thuộc Bộ An ninh nội địa Mỹ (DHS), xác định nguồn gốc của một số cổ vật có khả năng từ Việt Nam bị buôn bán trái phép vào Mỹ.

Căn cứ hồ sơ do HIS cung cấp, Cục Di sản văn hóa đã làm việc với các chuyên gia cổ vật, xác định những hiện vật này là cổ vật của Việt Nam được đưa ra khỏi Việt Nam bất hợp pháp và cung cấp thông tin cho phía Mỹ.

Danh sách các cổ vật lần này gồm bốn hiện vật:

- Dao găm đồng, cán hình người, văn hóa Đông Sơn, chất liệu đồng, dài 23cm, niên đại cách ngày nay từ 2.500 đến 2.000 năm.

- Carved Crystal - Seal (trang sức đá thạch anh, khắc chìm hình thần Shiva), thuộc văn hóa Champa, niên đại thế kỷ 3 - 5.

- Tượng Guanyin (tượng Quan Âm), chất liệu bằng gỗ sơn thếp vàng, niên đại thế kỷ 18 - 19.

- Tomb Sculpture (nhạc công Ginang đánh trống), thuộc văn hóa Champa, chất liệu bằng đá, niên đại thế kỷ XIX (hiện vật này có khả năng giả cổ).

Cục Di sản văn hóa cho biết hiện nay, việc này đang được HIS khẩn trương hoàn tất thủ tục và tiến hành các bước hoàn trả về cho Việt Nam.

Phối hợp với Mỹ xác định 4 cổ vật để trả về cho Việt Nam - Tuổi Trẻ Online

Nhiều cổ vật đã được hồi hương

Về công tác hồi hương cổ vật Việt bị buôn bán trái phép ra nước ngoài, Cục Di sản văn hóa cho biết Việt Nam chính thức gia nhập Công ước UNESCO 1970 về chống buôn bán trái phép tài sản văn hóa năm 2005, với quan điểm nhận diện rõ di sản văn hóa Việt Nam và xây dựng các chính sách pháp lý, biện pháp ngăn chặn buôn bán trái phép cổ vật, tài sản văn hóa trên lãnh thổ Việt Nam.

Đồng thời, Việt Nam cũng nỗ lực trong các quan hệ ngoại giao để cùng các nước nhận diện di sản văn hóa Việt Nam đã bị đưa ra nước ngoài bất hợp pháp trong quá khứ để tìm cách đưa các di sản văn hóa này về với vị trí nguyên gốc của di sản.

Đến nay, với sự hỗ trợ của một số nước, nhiều cổ vật đã được đưa về Việt Nam. Không kể những cổ vật do Mỹ trao trả, vào năm 2018 có 18 cổ vật Việt Nam, do Cơ quan phòng chống tội phạm Công an Berlin (Đức) thu giữ từ một vụ buôn bán trái phép, đã được trao trả cho Việt Nam.

Năm 2015 và 2021, một số cổ vật của Huế cũng được Chính phủ và một số nhà hảo tâm nước ngoài đấu giá thành công và đưa về Việt Nam.

Thiên Điếu 

1.000 tỷ USD đang săn lùng cơ hội đầu tư bất động sản toàn cầu CEO địa ốc Hòa Bình bị chất vấn vì giá cổ phiếu kém xa đối thủ