Lá đề chạm rồng bằng đá thời Lý, năm 1057, hiện vật thu thập ở chùa Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Đố cửa trang trí rồng bằng đá thời Lý, năm 1057, hiện vật thu thập ở chùa Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Gạch xây tháp trang trí hình rồng và vũ công bằng gốm men trắng, triều Lý, thế kỷ 11-13.
Gạch đất nung có hình rồng và phượng trong lá đề, triều Lý, thế kỷ 11-13.
Hình tượng rồng trên Bảo vật quốc gia Cánh cửa chùa Phổ Minh, thời Trần, thế kỷ 13-14, thu thập ở chùa Phổ Minh, phường Tức Mặc, thành phố Nam Định.
Vật liệu trang trí kiến trúc có hình rồng trong lá đề bằng đất nung, thời Trần, thế kỷ 13-14, tìm thấy ở Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội.
Lá đề trang trí rồng bằng đất nung, triều Lý - Trần, thế kỷ 11-14.
Rồng (bồ lao) trên quai chuông Vân Bản, bằng đồng, thời Trần, thế kỷ 13-14. Hiện vật đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.
Gạch trang trí rồng bằng đất nung, triều Trần - Hồ, thế kỷ 14-15
Hình rồng trên chân đèn bằng gốm men trắng vẽ nâu và lam, triều Trần - Lê Sơ, thế kỷ 14-15, đồ thờ của chùa Cói, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đầu rồng bằng đất nung triều Lê Sơ, thế kỷ 15, vật trang trí kiến trúc ở Vĩnh Lăng, di tích Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Đầu rồng và ngói trang trí rồng bằng đất nung phủ men vàng, thời Lê Sơ, thế kỷ 15, khai quật ở di tích Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG