489A/21/54 Huỳnh Văn Bánh - P.13-Q.Phú Nhuận- Tp HCM
Mon - Fri : 08:00 - 18:00 Sat: 8:00 - 12:00
+84-28-39918666
Close
+84-28-39918666
Mon - Fri : 08:00 - 18:00 Sat: 8:00 - 12:00

Blog

Di sản văn hóa, bảo tàng giữa đạn bom

Di sản văn hóa, bảo tàng giữa đạn bom

TTCT - Lịch sử cho thấy di sản văn hóa thường là mục tiêu tấn công khi có xung đột quân sự. Nhiều tổ chức nghệ thuật toàn cầu đang lo lắng cho số phận đang lâm nguy của hàng triệu tác phẩm nghệ thuật và di sản văn hóa ở Ukraine trước chiến dịch quân sự của Nga.

 Khách tham quan tại Bảo tàng Nghệ thuật quốc gia Ukraine ở Kiev. -Ảnh tư liệu năm 2014 của AFP

James Cuno, chủ tịch và giám đốc điều hành J. Paul Getty Trust - tổ chức văn hóa và từ thiện dành riêng cho nghệ thuật thị giác lớn nhất thế giới - cho biết các học giả Ukraine đã đưa ra cảnh báo về một “thảm họa văn hóa đang bùng phát” để ám chỉ việc nhiều di sản văn hóa của đất nước này có thể sẽ bị hủy hoại.

Đã có mất mát?

Ngày 28-2, Bộ Ngoại giao Ukraine loan báo trên Twitter rằng 25 tác phẩm của nghệ sĩ dân gian Maria Prymachenko do Bảo tàng Ivankiv (cách thủ đô Kiev khoảng 80km) lưu giữ đã bị thiêu rụi. Prymachenko là một nghệ sĩ lớn của Ukraine, người “đã tạo ra những kiệt tác nổi tiếng thế giới” và có tài năng “khiến Pablo Picasso phải ngưỡng mộ”, theo dòng tweet nói trên. Năm 2009 được UNESCO chọn là năm của nữ nghệ sĩ này, để ghi nhận những đóng góp của bà trong lĩnh vực nghệ thuật dân gian.

Theo Getty, phía Nga đã làm hư hại một số di sản văn hóa của Ukraine, trong đó có Bảo tàng Ivankiv. Báo New York Times đã cố xác nhận độc lập với phía Nga về việc có hay không cuộc phá hoại này vào cùng ngày đăng của bài tweet, nhưng không thành công. Theo tờ nhật báo nước Mỹ, một đoạn video được đăng tải lên mạng xã hội cho thấy các binh sĩ Ukraine đang giao tranh dữ dội tại một vòng xoay giao thông gần Bảo tàng Ivankiv vào cùng thời gian trên.

Tuy nhiên, New York Times cũng dẫn lời Damian Koropeckyj, nhà phân tích cấp cao tại phòng thí nghiệm giám sát di sản văn hóa tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Virginia, cho biết hình ảnh vệ tinh xác nhận Bảo tàng Ivankiv đã bị phá hủy. Cơ quan của Koropeckyj hiện đang hợp tác với hệ thống Bảo tàng quốc gia Smithsonian của Mỹ để giám sát các di sản văn hóa có nguy cơ bị đe dọa ở Ukraine.

Ngoài Bảo tàng Ivankik, các tổ chức như Hiệp hội Giám định bảo tàng nghệ thuật (AAMC) ở New York và Quỹ Tượng đài thế giới (World Monument Fund) bày tỏ lo ngại về sự bấp bênh đang hiện hữu đối với các di sản văn hóa Ukraine cũng như kêu gọi tránh những tổn hại không thể khắc phục được đối với chúng.

 Tác phẩm của nghệ sĩ Maria Primachenko tại một gallery ở Kiev. Ảnh: AP

Bảo vệ kho tàng di sản

Báo The Guardian cho biết có 7 di sản thế giới ở Ukraine, bao gồm Nhà thờ St Sophia ở Kiev - nơi chứa các bức tranh khảm và bích họa độc đáo từ đầu thế kỷ 16 - và Kyiv-Pechersk Lavra - một tu viện Chính thống giáo được thành lập vào năm 1051. Toàn bộ khu phố cổ Lviv, có từ thế kỷ XIII, cũng là một di sản thế giới.

Bên cạnh đó là hàng loạt các bảo tàng cất giữ những di sản văn hóa phong phú (xem box). Các cơ sở này đã và đang phải chạy đua để bảo vệ kho tàng văn hóa của mình.

AP ngày 6-3 mô tả cảnh nhân viên tại Andrey Sheptytsky, bảo tàng nghệ thuật lớn nhất Ukraine, cho các bộ sưu tập vào hộp cactông để chuyển đến nơi an toàn, phòng tình huống xấu nhất xảy ra. Bảo tàng ở thành phố Lviv này đã đóng cửa từ hôm 24-2. Giám đốc Ihor Kozhan cho biết hàng ngày đều nhận được cuộc gọi từ các cơ sở văn hóa phương Tây ngỏ ý giúp đỡ. Khó khăn hiện tại là không biết cất chúng vào đâu vì số lượng quá lớn - 12.000 hiện vật.

Các địa điểm khác ở Lviv cũng đang gấp rút bảo vệ những tác phẩm văn hóa nghệ thuật quan trọng của mình. Các tủ trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử tôn giáo đã gần như trống không, bởi các hiện vật đã được cho vào thùng kim loại và đem xuống tầng hầm. Tại Nhà thờ Latinh, các tác phẩm điêu khắc được phủ bìa cứng, xốp và nhựa, chẳng may có tên bay đạn lạc.

Fedir Androshchuk, giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia Ukraine ở Kiev, cho biết 4 bảo tàng ở Vinnytsia, Zhytomyr, Sumy và Chernihiv đã xoay xở để tháo gỡ và bảo vệ các tác phẩm triển lãm chính. Một phần bảo tàng ở Vinnytsia hiện được sử dụng cho những người tị nạn trong nước.

“Cho đến nay, tôi vẫn chưa nghe nói rằng bất kỳ bảo tàng nào kể trên bị cướp bóc hoặc tấn công” - Androshchuk viết trong email gửi một học giả Thụy Điển được báo The Guardian dẫn lại. Nhưng ông nói thêm rằng “không có gì đảm bảo rằng di sản văn hóa Ukraine sẽ không bị lấy đi và chuyển đến các bảo tàng của Nga”.

Theo Androshchuk, những hướng dẫn về cách ứng phó dành cho các bảo tàng trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang - như hạ và giấu các đồ vật theo một thứ tự ưu tiên nhất định và lập hồ sơ lưu trữ về chúng - đã được thiết lập từ thời Liên Xô. Vấn đề là làm thế nào để thực hiện tất cả những điều này khi thiếu thời gian và nguồn lực.

“Ta không thể ép buộc nhân viên đến làm việc trong hoàn cảnh như vậy. Nhiều người đang tháo chạy cùng gia đình. Nhưng tôi rất tự hào về các đồng nghiệp của mình. Nhiều người trong số họ vẫn đến bảo tàng và giúp tháo dỡ các tác phẩm triển lãm. Sau khi làm việc này, hai nhà khảo cổ học và hai nhà sử học trẻ tuổi, cũng là những đồng nghiệp trẻ của tôi, đã xung phong bước thẳng vào tiền tuyến” - Androshchuk chia sẻ.

PHAN BẢO 

 Khách tham quan tại Bảo tàng Nghệ thuật quốc gia Ukraine ở Kiev. -Ảnh tư liệu năm 2014 của AFP

James Cuno, chủ tịch và giám đốc điều hành J. Paul Getty Trust - tổ chức văn hóa và từ thiện dành riêng cho nghệ thuật thị giác lớn nhất thế giới - cho biết các học giả Ukraine đã đưa ra cảnh báo về một “thảm họa văn hóa đang bùng phát” để ám chỉ việc nhiều di sản văn hóa của đất nước này có thể sẽ bị hủy hoại.

Đã có mất mát?

Ngày 28-2, Bộ Ngoại giao Ukraine loan báo trên Twitter rằng 25 tác phẩm của nghệ sĩ dân gian Maria Prymachenko do Bảo tàng Ivankiv (cách thủ đô Kiev khoảng 80km) lưu giữ đã bị thiêu rụi. Prymachenko là một nghệ sĩ lớn của Ukraine, người “đã tạo ra những kiệt tác nổi tiếng thế giới” và có tài năng “khiến Pablo Picasso phải ngưỡng mộ”, theo dòng tweet nói trên. Năm 2009 được UNESCO chọn là năm của nữ nghệ sĩ này, để ghi nhận những đóng góp của bà trong lĩnh vực nghệ thuật dân gian.

Theo Getty, phía Nga đã làm hư hại một số di sản văn hóa của Ukraine, trong đó có Bảo tàng Ivankiv. Báo New York Times đã cố xác nhận độc lập với phía Nga về việc có hay không cuộc phá hoại này vào cùng ngày đăng của bài tweet, nhưng không thành công. Theo tờ nhật báo nước Mỹ, một đoạn video được đăng tải lên mạng xã hội cho thấy các binh sĩ Ukraine đang giao tranh dữ dội tại một vòng xoay giao thông gần Bảo tàng Ivankiv vào cùng thời gian trên.

Tuy nhiên, New York Times cũng dẫn lời Damian Koropeckyj, nhà phân tích cấp cao tại phòng thí nghiệm giám sát di sản văn hóa tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Virginia, cho biết hình ảnh vệ tinh xác nhận Bảo tàng Ivankiv đã bị phá hủy. Cơ quan của Koropeckyj hiện đang hợp tác với hệ thống Bảo tàng quốc gia Smithsonian của Mỹ để giám sát các di sản văn hóa có nguy cơ bị đe dọa ở Ukraine.

Ngoài Bảo tàng Ivankik, các tổ chức như Hiệp hội Giám định bảo tàng nghệ thuật (AAMC) ở New York và Quỹ Tượng đài thế giới (World Monument Fund) bày tỏ lo ngại về sự bấp bênh đang hiện hữu đối với các di sản văn hóa Ukraine cũng như kêu gọi tránh những tổn hại không thể khắc phục được đối với chúng.

 

 
 Tác phẩm của nghệ sĩ Maria Primachenko tại một gallery ở Kiev. Ảnh: AP

Bảo vệ kho tàng di sản

 

Báo The Guardian cho biết có 7 di sản thế giới ở Ukraine, bao gồm Nhà thờ St Sophia ở Kiev - nơi chứa các bức tranh khảm và bích họa độc đáo từ đầu thế kỷ 16 - và Kyiv-Pechersk Lavra - một tu viện Chính thống giáo được thành lập vào năm 1051. Toàn bộ khu phố cổ Lviv, có từ thế kỷ XIII, cũng là một di sản thế giới.

Bên cạnh đó là hàng loạt các bảo tàng cất giữ những di sản văn hóa phong phú (xem box). Các cơ sở này đã và đang phải chạy đua để bảo vệ kho tàng văn hóa của mình.

AP ngày 6-3 mô tả cảnh nhân viên tại Andrey Sheptytsky, bảo tàng nghệ thuật lớn nhất Ukraine, cho các bộ sưu tập vào hộp cactông để chuyển đến nơi an toàn, phòng tình huống xấu nhất xảy ra. Bảo tàng ở thành phố Lviv này đã đóng cửa từ hôm 24-2. Giám đốc Ihor Kozhan cho biết hàng ngày đều nhận được cuộc gọi từ các cơ sở văn hóa phương Tây ngỏ ý giúp đỡ. Khó khăn hiện tại là không biết cất chúng vào đâu vì số lượng quá lớn - 12.000 hiện vật.

Các địa điểm khác ở Lviv cũng đang gấp rút bảo vệ những tác phẩm văn hóa nghệ thuật quan trọng của mình. Các tủ trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử tôn giáo đã gần như trống không, bởi các hiện vật đã được cho vào thùng kim loại và đem xuống tầng hầm. Tại Nhà thờ Latinh, các tác phẩm điêu khắc được phủ bìa cứng, xốp và nhựa, chẳng may có tên bay đạn lạc.

Fedir Androshchuk, giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia Ukraine ở Kiev, cho biết 4 bảo tàng ở Vinnytsia, Zhytomyr, Sumy và Chernihiv đã xoay xở để tháo gỡ và bảo vệ các tác phẩm triển lãm chính. Một phần bảo tàng ở Vinnytsia hiện được sử dụng cho những người tị nạn trong nước.

“Cho đến nay, tôi vẫn chưa nghe nói rằng bất kỳ bảo tàng nào kể trên bị cướp bóc hoặc tấn công” - Androshchuk viết trong email gửi một học giả Thụy Điển được báo The Guardian dẫn lại. Nhưng ông nói thêm rằng “không có gì đảm bảo rằng di sản văn hóa Ukraine sẽ không bị lấy đi và chuyển đến các bảo tàng của Nga”.

Theo Androshchuk, những hướng dẫn về cách ứng phó dành cho các bảo tàng trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang - như hạ và giấu các đồ vật theo một thứ tự ưu tiên nhất định và lập hồ sơ lưu trữ về chúng - đã được thiết lập từ thời Liên Xô. Vấn đề là làm thế nào để thực hiện tất cả những điều này khi thiếu thời gian và nguồn lực.

“Ta không thể ép buộc nhân viên đến làm việc trong hoàn cảnh như vậy. Nhiều người đang tháo chạy cùng gia đình. Nhưng tôi rất tự hào về các đồng nghiệp của mình. Nhiều người trong số họ vẫn đến bảo tàng và giúp tháo dỡ các tác phẩm triển lãm. Sau khi làm việc này, hai nhà khảo cổ học và hai nhà sử học trẻ tuổi, cũng là những đồng nghiệp trẻ của tôi, đã xung phong bước thẳng vào tiền tuyến” - Androshchuk chia sẻ.

1.000 tỷ USD đang săn lùng cơ hội đầu tư bất động sản toàn cầu CEO địa ốc Hòa Bình bị chất vấn vì giá cổ phiếu kém xa đối thủ