489A/21/54 Huỳnh Văn Bánh - P.13-Q.Phú Nhuận- Tp HCM
Mon - Fri : 08:00 - 18:00 Sat: 8:00 - 12:00
+84-28-39918666
Close
+84-28-39918666
Mon - Fri : 08:00 - 18:00 Sat: 8:00 - 12:00

Blog

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh: ‘Lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết’

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh: ‘Lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết’

Các thế hệ sẽ được tìm hiểu về cuộc đời của ‘ông tướng du kích’ Nguyễn Chí Thanh - người cả đời sống, chiến đấu với tâm niệm ‘lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết’.

Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (81 phố Tân Nhuệ, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) vừa mở cửa đón khách tham quan thử nghiệm hôm 6-7, đúng ngày kỷ niệm ngày mất của Đại tướng.

Trước đó, bảo tàng được UBND TP Hà Nội ra quyết định thành lập ngày 30-12-2020 theo nguyện vọng của các thành viên gia đình Đại tướng.

Nguyễn Chí Thanh - cái tên Bác Hồ đặt

Thiết kế kiến trúc tòa nhà bảo tàng được lấy theo nguyên mẫu ngôi nhà số 34 Lý Nam Đế, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nơi đã diễn ra cuộc họp Bộ Chính trị ngày 6-8-1964 để bàn về sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 

Đây chính là nơi gia đình Đại tướng sinh sống vào thời điểm đó.

Một góc trưng bày tại Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Ảnh: T.ĐIỂU

Một góc trưng bày tại Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Ảnh: T.ĐIỂU

Hệ thống trưng bày giới thiệu hơn 300 ảnh, 220 hiện vật, hơn 150 tài liệu giấy, 23 pho tượng đồng gắn với những dấu mốc quan trọng trong quá trình hoạt động cách mạng của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

Ông tên thật là Nguyễn Vịnh, sinh năm 1914 tại làng Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên Nguyễn Chí Thanh tại Hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào tháng 8-1945.

Bảo tàng cũng dành không gian tái hiện phòng làm việc trước đây của Đại tướng ở căn nhà 34 Lý Nam Đế và lán làm việc tại Trung ương Cục miền Nam. 

Trên 100 đầu sách do Đại tướng viết và các tác giả viết về Đại tướng; hệ thống phim tài liệu về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cũng được trưng bày.

Bảo tàng được thiết kế, trưng bày khoa học, công phu, giúp người xem được tìm hiểu tổng thể về cuộc đời, sự nghiệp của người cả đời sống, chiến đấu với tâm niệm "lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết".

Nhiều hình ảnh đời thường của Đại tướng được trưng bày cũng cho thấy nhiều điều thú vị về Đại tướng ở khía cạnh một người con, người chồng, người cha mẫu mực trong gia đình, về người mẹ dũng cảm của Đại tướng, người vợ thảo hiền của ông.

Góc trưng bày những bản in cuốn sách "Chống chủ nghĩa cá nhân" của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Ảnh: T.ĐIỂU

Góc trưng bày những bản in cuốn sách "Chống chủ nghĩa cá nhân" của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Ảnh: T.ĐIỂU

Những mẩu chuyện thú vị về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

Rất nhiều khám phá thú vị về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh mà người xem có thể tìm thấy ở bảo tàng.

Như chuyện đôi dép cao su Bác Hồ đi trong nhiều năm, cho tới tận cuối đời chính là sản phẩm của phong trào diệt cơ giới địch của quân và dân Bình Trị Thiên, họ đã tận dụng lốp xe thu được để làm dép chống chông đinh cho du kích sử dụng.

Ông Nguyễn Chí Thanh đã giao cho Trần Quý Hai mang đôi dép ra Việt Bắc tặng Bác Hồ. Bác vô cùng trân trọng, đặt tên là đôi dép Bình Trị Thiên khói lửa, sử dụng đến cuối đời.

Hình ảnh đôi dép cao su của Bác Hồ do Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cho người mang ra Việt Bắc để tặng Bác được trưng bày tại bảo tàng

Hình ảnh đôi dép cao su của Bác Hồ do Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cho người mang ra Việt Bắc để tặng Bác được trưng bày tại bảo tàng

Thế hệ trẻ nhiều người sẽ bất ngờ khi biết Đại tướng chính là chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam đầu tiên. Tại Đại hội Liên đoàn thanh niên Việt Nam (tiền thân của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam) lần thứ nhất đầu năm 1950, ông đã được bầu làm chủ tịch Ban chấp hành trung ương của liên đoàn.

Ông cũng là người trực tiếp chỉ đạo thành lập báo Quân Đội Nhân Dân vào tháng 10-1950, khi ông đang làm chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.

Đến ngày 31-8-1959, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh phong quân hàm Đại tướng.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và người vợ tảo tần

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và người vợ tảo tần

Theo kế hoạch, sáng 6-7-1967, Đại tướng sẽ trở lại chiến trường lần thứ 2 để tiếp tục chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nhưng sau một cơn đau tim đột ngột, Đại tướng đã từ trần vào 7h10 buổi sáng hôm đó, hưởng dương 53 tuổi.

Ngay ngày này, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh hạng nhất và Huân chương Quân công hạng nhất cho Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

Trước đó, một ngày trước khi lên đường trở lại chiến trường miền Nam, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh gấp rút giải quyết nhiều công việc dồn dập. Buổi trưa ông ăn cơm với Bác Hồ, buổi tối ăn cơm và trao đổi nhiệm vụ với Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Sau bữa tối, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh còn trở lại chào Bác một lần nữa. Rồi làm việc cùng một số đồng chí tại Văn phòng Trung ương Đảng tới khuya.

Tái hiện nơi làm việc của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại chiến trường miền Nam - Ảnh: T.ĐIỂU

Tái hiện nơi làm việc của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại chiến trường miền Nam - Ảnh: T.ĐIỂU

Nhưng tới rạng sáng 6-7 thì Đại tướng bỗng trở mình tỉnh giấc, thấy trong người khó chịu, Đại tướng quyết định vào bệnh viện ngay.

Đến Bệnh viện 108, Đại tướng vẫn tỉnh táo, muốn tự mình đi nhanh về phía cửa phòng cấp cứu, nhưng rồi bước chân của Đại tướng đột ngột khuỵu xuống…

Nguồn: Tuổi trẻ

1.000 tỷ USD đang săn lùng cơ hội đầu tư bất động sản toàn cầu CEO địa ốc Hòa Bình bị chất vấn vì giá cổ phiếu kém xa đối thủ