489A/21 Huỳnh Văn Bánh - P.13-Q.Phú Nhuận-HCM
Mon - Fri : 08:00 - 18:00 Sat: 8:00 - 12:00
+84-28-39918666

Blog

Bảo quản tại bảo tàng mỹ thuật: Còn nhiều hạn chế, bất cập

Bảo quản tại bảo tàng mỹ thuật: Còn nhiều hạn chế, bất cập

Bảo quản tại bảo tàng mỹ thuật: Còn nhiều hạn chế, bất cập
Theo TS Nguyễn Anh Minh - Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, công tác kiểm kê hiện vật là một trong các khâu hoạt động nghiệp vụ cơ bản và hết sức quan trọng của bảo tàng. Ngoài chức năng riêng biệt của mình còn là tiền đề cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu, là cơ sở bước đầu cho mọi hoạt động nghiên cứu khoa học.


Chuyên gia nước ngoài hỗ trợ bảo quản tranh tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Nhiều hạn chế
Trong những năm qua, công tác kiểm kê, bảo quản và quản lý hiện vật tại các bảo tàng mỹ thuật được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và các tỉnh, thành phố quan tâm. Tuy nhiên các bảo tàng mỹ thuật trên cả nước vẫn còn những khó khăn, hạn chế.

Ông Nguyễn Anh Minh cho biết, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập như: việc đăng ký, quản lý hiện vật chưa được phân loại khoa học, vẫn còn tồn tại song song 2 loại sổ đăng ký dẫn đến việc bị trùng số đăng ký, khó tổng hợp số lượng báo cáo và không đúng với nguyên tắc quản lý hiện vật của Bảo tàng học…

ThS Trương Nguyễn Nguyên Kha - Trưởng phòng Nghiệp vụ cho biết, đội ngũ cán bộ nghiệp vụ của Bảo tàng chỉ có 5 người, phụ trách nhiều khâu công tác bảo tàng nên chưa hình thành bộ phận riêng cho công tác kiểm kê; chỉ có một cán bộ đảm nhiệm chuyên trách khâu công tác kiểm kê và quản lí kho hiện vật bảo tàng, không học chuyên sâu về bảo tàng. Việc đánh giá xếp phân loại giữa các chất liệu hiện vật vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng; trang thiết bị còn rất hạn chế…

Hay như tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế, hiện nay, cơ sở vật chất từ kho bảo quản đến hệ thống trưng bày đều tận dụng công trình cũ sửa chữa cải tạo lại để sử dụng nên không phù hợp với công năng hoạt động của bảo tàng. Tổng diện tích kho cơ sở của bảo tàng (lưu trữ hơn 1.500 tư liệu, tác phẩm/hiện vật) chỉ có hơn 100m2 nên không thể đáp ứng yêu cầu kho lưu trữ tác phẩm nghệ thuật.

“Bảo tàng Mỹ thuật Huế được thành lập gần 5 năm nhưng đến nay Không gian trưng bày tác phẩm mỹ thuật (một trong ba không gian trưng bày thuộc Bảo tàng mỹ thuật Huế) đồng thời là trụ sở của Bảo tàng chưa được hình thành. Vì vậy, Bảo tàng gặp rất nhiều khó khăn và chưa thể đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ được giao trên lĩnh vực sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày và quảng bá giá trị nghệ thuật” - bà Đinh Thị Hoài Trai, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Huế cho biết.

Có thể nhận thấy, những vấn đề về hệ thống kho cơ sở và trang thiết bị bảo quản còn thiếu cả về số lượng và chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế cũng như về lâu dài của công tác lưu giữ, bảo quản các tác phẩm nghệ thuật theo quy định. Công tác kiểm kê hiện vật chưa được triển khai tổng thể, đặc biệt trong kiểm kê khoa học, thông tin về hiện vật chưa đầy đủ. Việc thực hiện chuyển đổi số, số hóa thông tin hiện vật có nơi còn chậm; chưa thực hiện quản lý, khai thác thông tin hiện vật bằng phần mềm tin học… là những hạn chế mà các bảo tàng mỹ thuật trên cả nước đang gặp phải.


Bảo quản tranh.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Đối với mỗi bảo tàng, việc thực hiện tốt công tác bảo quản phòng ngừa là vô cùng quan trọng, giúp tiết kiệm nguồn kinh phí rất lớn cho đơn vị, không phải mất thời gian, đối diện rủi ro không cần thiết.

Bà Trần Thị Khánh Hồng - Trưởng phòng Kiểm kê, Bảo quản Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM cho rằng, khó có thể ngăn chặn được hoàn toàn các tác nhân gây hư hại có thể xảy ra đối với hiện vật, nhưng tỷ lệ hư hại có thể được hạn chế và giảm tốc độ nếu như chúng ta kiểm soát tốt các yếu tố về môi trường, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng...

Trước tình trạng chưa có hệ thống kho bảo quản hiện vật đạt chuẩn theo yêu cầu, Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM linh hoạt tìm các biện pháp tối ưu trong điều kiện thực tế để có thể thực hiện công tác bảo quản phòng ngừa hiện vật tốt nhất không chỉ trong kho mà cả trên hệ thống trưng bày, đưa công tác bảo quản đi đúng phương hướng mà Bảo tàng đang thực hiện.

Với thời đại công nghệ số như hiện nay, theo ThS Trương Nguyễn Nguyên Kha, công tác quản lý bảo tàng nên chuyển dần theo hướng số hóa. Hơn nữa, để thực hiện xu hướng công tác số hóa hiện vật, chúng ta cần phải xây dựng một phần mềm mới dễ sử dụng tiện ích, phù hợp với bảo tàng mỹ thuật để thực hiện công tác nhập thông tin dữ liệu, rà soát tìm kiếm và quản lý hiện vật của bảo tàng một cách khoa học hơn.

Khẳng định tầm quan trọng của việc phòng hơn chữa trong công tác bảo quản hiện vật, ThS Trần Thị Hương - Phó Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cho rằng, bảo quản phòng ngừa có vai trò đặc biệt quan trọng, nên được xem như hoạt động y tế cộng đồng với con người. Đây là loại bảo quản tích cực, ít tốn kém nhưng mang lại hiệu quả cao.

Việc phân loại, sắp xếp, cầm nắm, di chuyển, đóng gói, vận chuyển hiện vật, ở kho hay trưng bày đòi hỏi phải có sự đồng bộ, thống nhất. Công việc này là trách nhiệm của toàn cơ quan, là quá trình hoạt động thường xuyên nhằm ngăn chặn, làm chậm sự xuống cấp, giảm nguy cơ hư hại, duy trì tính nguyên vẹn của hiện vật. Nếu gìn giữ ban đầu không tốt khi xảy ra hư hại việc xử lý, khắc phục sẽ rất khó khăn.

Trước những khó khăn của các bảo tàng, Cục Di sản văn hóa đã đề xuất Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch thành lập 2 trung tâm chuyên về bảo quản, tu sửa, phục chế hiện vật. Một trung tâm chuyên về cổ vật, di vật có thể đặt tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và trung tâm chuyên về tác phẩm mỹ thuật sẽ đặt tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Để được tư vấn về giải pháp bảo tàng ảo và các giải pháp công nghệ cho ngành bảo tàng xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.
 Công ty TNHH Truyền Thông Tùng Việt 
www.vietnamdigitalsignage.com 
https://manhinhquangcao247.com/ 
Hotline: 0902.671.18

HHHHHH CEO địa ốc Hòa Bình bị chất vấn vì giá cổ phiếu kém xa đối thủ