489A/21/54 Huỳnh Văn Bánh - P.13-Q.Phú Nhuận- Tp HCM
Mon - Fri : 08:00 - 18:00 Sat: 8:00 - 12:00
+84-28-39918666
Close
+84-28-39918666
Mon - Fri : 08:00 - 18:00 Sat: 8:00 - 12:00

Blog

5.000 hiện vật thời tiền sử trong bảo tàng trường đại học

5.000 hiện vật thời tiền sử trong bảo tàng trường đại học

Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa thành lập năm 2007, ban đầu mang tên là Bảo tàng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Hai năm sau được đổi tên như hiện tại, là bảo tàng đầu tiên trong trường học ở Việt Nam. Bảo tàng chia thành các khu trưng bày như Tiền sử - Lịch sử, Nghề và Làng nghề, Nhạc cụ, Trang phục.

"Đa phần hiện vật do giảng viên, sinh viên trường sưu tầm hoặc qua mua bán. Một số đơn vị khác cũng trao hiện vật để giúp ích cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên", Giám đốc bảo tàng Cao Thu Nga cho biết.

Tại phòng hiện vật thời tiền sử, nhiều đồ dùng, trang sức, vũ khí bằng đá ở thời kỳ đồ đá từ 30.000 đến 11.000 năm được trưng bày. Đó là các mảnh đá được tìm thấy ở nhiều địa phương trên cả nước cho thấy những dấu tích đầu tiên của con người tồn tại ở Việt Nam.

Những chiếc lõi vòng và vòng tay đá cách đây hơn 3.000 năm, được khai quật ở Vũng Tàu, thuộc nền văn hoá Đồng Nai. Nền văn hoá này có các di tích khảo cổ phân bố trên vùng trung du và đồng bằng miền Đông Nam Bộ, ven các sông Đồng Nai, Sài Gòn và Vàm Cỏ, thể hiện một quá trình diễn biến văn hóa từ sơ kỳ thời đại đồ đồng đến sơ kỳ thời đại sắt.

Một mảnh đá có chữ thuộc văn hoá Óc Eo, tìm thấy ở Ba Thê, An Giang được trưng bày ở Phòng Tiền sử - Lịch sử. Nhiều hiện vật khác như gốm, trang sức, chày, ngói của nên văn hoá này cũng trưng bày ở đây.

Văn hóa Óc Eo hình thành và phát triển ở Nam Bộ từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7 sau Công Nguyên. Đây là một nền văn hóa lớn trong lịch sử Việt Nam, gắn liền với đất nước, con người ở vùng châu thổ hạ lưu sông Mê Kông 

Các hộp phấn trang điểm bằng gốm thời Lê Trung hưng, khoảng thế kỷ 16 - 18, là hiện vật trục vớt từ con tàu đắm ở Cù Lao Chàm ở Quảng Nam

Một phòng khác trưng bày nhiều món đồ dùng hằng ngày hoặc trang trí, thờ cúng thuộc nhiều dòng gốm cổ của Việt Nam như Chu Đậu (Hải Dương), Bát Tràng (Hà Nội), Biên Hoà (Đồng Nai), Lái Thiêu (Bình Dương), Bàu Trúc (Ninh Thuận).

Cổ nhất là những vật dụng thuộc dòng gốm Chu Đậu như: lọ, hũ có nắp, chén, ấm bình tỳ bà có niên đại từ thế kỷ 15.

Sinh viên tham quan phòng trưng bày trang phục truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Trang phục của thầy cúng (gồm áo, quần, mũ) của người người Dao (bên trái) và Tày được trưng bày trong tủ kính. Các bộ đồ ở đây đều là hiện vật thật do giảng viên, sinh viên trường thu thập trong nhiều năm.

Phòng trưng bày nghề và làng nghề truyền thống với hàng trăm hiện vật là các công cụ lao động thường ngày của nhiều dân tộc ở Việt Nam.

Theo giám đốc bảo tàng, tuỳ theo nhu cầu giảng dạy, mỗi phòng trưng bày sẽ giúp ích cho sinh viên các khoa như Nhân học, Lịch sử, Đô thị học trong học tập, nghiên cứu. 

Tại phòng nhạc cụ, sinh viên Phạm Nguyễn Kim Thanh (khoa Nhân học) tham quan bộ đàn đá của dân tộc Raglai và bộ cồng chiêng của người J'Rai. "Các hiện vật trưng bày ở bảo tàng rất phong phú, trình bày khoa học, chú thích dễ hiểu, giúp ích nhiều cho ngành học của em", nữ sinh 20 tuổi cho biết.

Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa nằm ở tầng 5 của nhà điều hành Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP HCM (phường Linh Trung, TP Thủ Đức), mở cửa trong giờ hành chính. Bảo tàng phục vụ sinh viên trường miễn phí, khách bên ngoài có thể đăng ký trước để vào tham quan.

QUỲNH TRẦN 

1.000 tỷ USD đang săn lùng cơ hội đầu tư bất động sản toàn cầu CEO địa ốc Hòa Bình bị chất vấn vì giá cổ phiếu kém xa đối thủ