489A/21/54 Huỳnh Văn Bánh - P.13-Q.Phú Nhuận- Tp HCM
Mon - Fri : 08:00 - 18:00 Sat: 8:00 - 12:00
+84-28-39918666
Close
+84-28-39918666
Mon - Fri : 08:00 - 18:00 Sat: 8:00 - 12:00

Blog

Đền Lai-Đền thờ Lê Thái Tổ Hoàng Đế: Minh chứng giá trị lịch sử

Đền Lai-Đền thờ Lê Thái Tổ Hoàng Đế: Minh chứng giá trị lịch sử

Như đã thành thông lệ, vào ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm tức mùng 6 Tết, người dân trong vùng lại hội tụ về Đền Lai (Đền thờ Lê Thái Tổ Hoàng Đế (ở địa phương gọi là Đền Lai) thuộc địa phận thôn Minh Lai, xã Minh Sơn (Ngọc Lặc, Thanh Hóa đề thắp hương, trẩy hội. Chính những giá trị lịch sử, văn hóa đã được công nhận, Đền thực sự trở thành nơi thờ tự linh thiêng, ngày càng thu hút nhân dân trong vùng và du khách thập phương đến chiêm bái, thành kính dâng hương.

Đền Lai thuộc địa phận Làng Minh Lai, xã Minh Sơn được gọi là Đền Lai, đây là vùng đất trung tâm của xã Minh Sơn, mặt Đền hướng về phía Bắc theo trung tâm huyện Ngọc Lặc, bên phải là dãy núi đá, phía sau là khu đồi đất tạo sự vững chắc cho vị thế của Đền, phía trước là sông Cầu Chày và cách đồng trải rộng tạo được một phong cảnh sơn thủy hưu tình, Thiên thời địa lợi…

Tương truyền qua sử sách và lưu giữ truyền lại của các vị cao niên nhiều đời trong xã truyền rằng: Đền thờ Lê Thái Tổ Hoàng Đế (Đền Lai) được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ XV (1406), nghĩa là sau cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành được thắng lợi, Đền Lai được xây dựng làm nơi thờ cúng, Tri ân công đức của vị Tướng Anh Hùng tài giỏi là Lê Thái Tổ (Lê Lợi), một vị Tướng của nghĩa quân Lam Sơn đã từng dừng chân đầu tiên và tuyển, huấn luyện quân sĩ nơi đây. Cũng tại nơi đây, đền cũng ghi lại công lao to lớn đối với nhân dân trong Mường từng đùm bọc nghĩa quân một thời….

Theo sử sách của các cụ cao niên trong vùng cho biết: Trước đây Đền được làm bằng gỗ sơn son thiếp vàng và chạm chỗ những hình tượng các thần cùng với Ngựa, Voi, trấn giữ ngay cửa ra vào, bên trong được bố trí Ngai vàng, gươm, đao, giáo, mác, Kiệu 10 người khiêng…

 Đền Lai thờ Lê Thái Tổ Hoàng Đế có từ lâu đời, gắn với chuỗi lễ hội Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh (Thọ Xuân) và lễ hội Đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai (Ngọc Lặc) được tổ chức vào ngày 20 tháng 8 âm lịch hằng năm, đây được đánh giá là một lễ hội lớn của tỉnh và huyện Ngọc Lặc.

Khi tồn tại dưới chế độ phong kiến, việc tổ chức lề hội Đền rất được các Nhà Lang xứ Mường coi trọng, nên việc chuẩn bị phải được tiến hành từ rất sớm.


Lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã Minh Sơn dâng hương tưởng nhớ vị Anh hùng dân tộc Lê Lợi (Lê Thái Tổ Hoàng đế) xuân Quý Mão 2023.

Cũng theo sử sách, năm nào cũng vậy, ngay từ sáng ngày 20 tháng 8 nhân dân trong vùng Thái Lai (Minh Lai, xã Minh Sơn ngày nay) đã phải đóng góp nguyên vật liệu 1 con trâu to và tập trung ra ngoài Đồng Binh (địa điểm tổ chức lễ hội trước đây) để chuẩn bị tổ chức ngày lễ làm Lán Kiệu (để đặt Kiệu); làm Chòi Canh; làm sân bãi để thi Bắn Súng Kíp, bắn Nỏ và Đua Ngựa; làm Bia bắn (bằng một Cái Nia, vẽ 3 vòng tròn bằng vôi)... Sau khi mọi công việc chuẩn bị  đã hoàn tất mọi người lại cắt cử nhau ra để trông coi, cho đến khi lễ hội được diễn ra.

Ông Phạm Văn Mão, một cao niên trong thôn Minh Lai cho biết: “Bao đời nay, nhân dân trong thôn vẫn lưu giữ, bảo vệ nhiều báu vật lịch sử và nhân dân thay phiên nhau bảo vệ Đền Lai, coi Đền Lai như báu vật truyền đời”.

“Tuy đền chưa được xây dựng khang trang nhưng tôi mong muốn thời gian tới chính quyền và các mạnh thường quân quan tâm và đóng góp để trung tu mở rộng Đền Lai. Giá trị lịch sử, văn hóa của Đền Lai là minh chứng vô cùng quý giá để giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ mai sau”, ông Mão nhấn mạnh.


Ông Phạm Văn Trọng, Bí thư Đảng ủy xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc (bên trái) trao đổi với phóng viên.

Ông Phạm Văn Trọng, Bí thư Đảng ủy xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc cho biết: “Nghị Quyết Đại Hội Đảng bộ xã khóa XX, nhiệm kỳ 2015 – 2020 và Nghị Quyết của Đảng ủy xã Minh Sơn họp ngày 03/01/2016 đã triển khai về việc khảo cứu, trùng tu xây dựng lại di tích lịch sử đền thờ Lê Thái Tổ Hoàng Đế (Đền Lai). Đến nay đền thờ đã được xây dựng lại khang trang với tổng diện tích sử dụng 97 m2 (Nhà được xây dựng kiên cố), để đáp ứng với nhu cầu hưởng thụ văn hóa tâm linh cho nhân dân trong xã và du khách thập phương đến dâng hương. Để tương xứng với giá trị lịch sử văn hóa của di tích, xã đề nghị cấp trên và huy động các nguồn lực xã hội hóa để xây dựng đề án xây dựng mở rộng di tích”.


Lễ hội Đền Lai được lưu giữ nhiều điệu múa truyền thống mang đậm bản sắt Dân tộc Mường vùng núi xứ Thanh.

“Bên cạnh đó lễ hội Đền Lai còn tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ TDTT các trò chơi dân gian, trò diễn truyền thống cổ truyền mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mường như ném còn, chơi đu, bắn Nỏ, đẩy gậy, kéo co, trống chiêng…muc tiêu để bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử văn hóa rất quan trọng của di tích”, ông Trọng cho biết thêm.

Lễ hội Đền Lai những năm qua đã bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc tạo không khí vui tươi phấn khởi cho nhân dân trong xã và du khách thập phương khi đến với lễ hội trong những ngày đầu thu bên cạnh đó còn nhớ đến công lao to lớn của vị Tướng tài ba với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và nhân dân trong vùng và cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân dân ấm no hạnh phúc.


Cán bộ và nhân dân xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa dâng hương tưởng nhớ công ơn của Vua Lê Thái Tổ ở Đền Lai.

Chính những giá trị lịch sử, văn hóa của Đền Lai gắn với chuỗi Lễ hội khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh và lễ hội Trung Túc Vương Lê Lai, trong lòng mỗi người con trong vùng đất Ngọc Lặc và du khách thập phương lại nô nức tụ hội về Đền Lai, thắp nén tâm hương tưởng nhớ, để tri ân công đức của vị Anh hung dân tộc tài ba.


Năm 2018, UBND tỉnh Thanh Hóa, chính thức công nhận Đền Lai là di tích lịch sử cấp tỉnh.

Trao đổi với Phóng viên, ông Phạm Văn Đạt, Phó Chủ tịch UBND huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa cho biết: Đền Lai là một di tích có giá trị đặc biệt đã được tỉnh Thanh Hóa công nhận, đền có ý nghĩa lịch sử văn hóa to lớn với nhiều Sắc phong công nhận, điều đó một phần giá trị lịch sử, văn hóa của đền. Tuy nhiên, đền Lai vẫn chưa được nghiên cứu, đầu tư tương xứng , vì vậy thời gian tới chính quyền các cấp và nhân dân mong muốn kiến nghị các cơ quan cấp trên và cơ quan chuyên ngành liên quan hỗ trợ nguồn lực, để di tích lịch sử Đền Lai thực sự là di sản có giá trị đặc biệt, truyền đời.


Các Sắc Phong của Đền Lai được lưu giữ qua nhiều đời, hiện được chính quyền xã Minh Sơn, lưu giữ và trong coi cẩn trọng.

Giá trị lịch sử và những hiện vật của đền Lai còn lưu giữ:

04 Sắc phong nhân vật thờ tại di tích:

01 đạo Sắc phong thời Vua Tự Đức năm thứ 6 (1853);

01 đạo Sắc phong niên hiệu Đồng Khánh thứ 2 (1887);

01 đạo Sắc phong niên hiệu Duy Tân năm thứ 3 (1908);

01 đạo Sắc phong niên hiệu Khải Định thứ 9 (1924);

01 Khay mịch thước miệng: chiều dài 0,46m, rộng 0,25m; đế chiều dài 0,49m, rộng 0,37m, cao 0,25m;

Kiếm thờ: kích thước: Dài 1,7m, lưỡi kiếm rộng 0,25m; = 02 cái

Long đao kích thước: Dài 1,5m = 02 cái

Lư hương: Kích thước chiều dài 0,25m, chu vi 0,58m

Cây đèn đồng: chu vi đế 0,47m, chiều cao 0,42m;

Đá tảng: gồm 7 viên (Vuông 4 mặt có kích thước 0,46m, dày 0,10m đường kính gương tảng 0,31m);

01 lá cờ đại, 05 áo cờ, 10 áo kiệu, 10 cọc đế cờ;

04 voi đá quỳ;

Hộp đựng Sắc phong: kích thước chiều dài 0,56m chiều rộng 0,12m;

Diện tích đất của đền là 1000m2.

 

Theo PHẠM TUẤN - Báo Dân Sinh

1.000 tỷ USD đang săn lùng cơ hội đầu tư bất động sản toàn cầu CEO địa ốc Hòa Bình bị chất vấn vì giá cổ phiếu kém xa đối thủ