489A/21 Huỳnh Văn Bánh - P.13-Q.Phú Nhuận-HCM
Mon - Fri : 08:00 - 18:00 Sat: 8:00 - 12:00
+84-28-39918666

Blog

Học sinh tham quan Bảo tàng Lịch sử, thi Văn hay chữ tốt

Học sinh tham quan Bảo tàng Lịch sử, thi Văn hay chữ tốt

 

 

Tham quan Bảo tàng Lịch sử TP.HCM không chỉ giúp các em hiểu về lịch sử mà còn khơi nguồn cảm hứng sáng tạo văn chương.

Sáng 8-2, Sở GD&ĐT TP.HCM tổ chức cuộc thi Văn hay chữ tốt cấp TP dành cho 150 học sinh khối 6,7,8,9 đại diện cho phòng GD&ĐT ở 22 quận, huyện, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, Trường Thực hành Sài Gòn - Đại học Sài Gòn.

Học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử TP.HCM tại hội thi. Ảnh: TT

Hội thi gồm có 2 hoạt động: hoạt động trải nghiệm và hoạt động sáng tạo. Ở hoạt động trải nghiệm, học sinh được cho tham quan Bảo tàng Lịch sử TP.HCM. Đây là một phương cách giúp học sinh hiểu về lịch sử, nhìn nhận giá trị lịch sử theo góc nhìn riêng của tuổi trẻ. Từ đó các em có thể làm tốt đề thi ở phần hoạt động sáng tạo.


Thí sinh ghi chép lại những gì mình nắm bắt được khi tham quan Bảo tàng. Ảnh: TT

Theo ban tổ chức, so với năm ngoái, hội thi năm nay có nhiều điểm mới. Thứ nhất đã tạo ra một sự kết nối ở nhiều phương diện, kết nối giữa trải nghiệm và sáng tạo, kết nối giữa các môn học lịch sử và ngữ văn, kết nối giữa người trẻ và quá khứ.

Thứ hai góp phần khơi nguồn cảm hứng sáng tạo văn chương cho học sinh bằng cách tạo ra một không gian quan sát, suy ngẫm mới. Khi thay đổi góc nhìn, không chỉ nhìn lịch sử qua những trang sách giáo khoa, qua những tài liệu in ấn mà còn nhìn lịch sử trong không gian trưng bày của bảo tàng, qua những hiện vật cổ xưa, học sinh sẽ hiểu hơn về chiều dài hàng ngàn năm lịch sử và văn hóa Việt Nam cũng như đặc trưng văn hóa vùng đất phương Nam. Từ đó thổi hồn vào những trang văn bằng trải nghiệm của chính mình. Cuối cùng, hội thi ngoài việc giúp học sinh thêm yêu văn chương và nghệ thuật viết chữ còn giúp học sinh hiểu thêm và yêu thêm lịch sử của đất nước mình, dân tộc mình.

Thí sinh nghe robot thuyết trình. Ảnh: TT

Võ Phạm phương Thảo, học sinh lớp 7 trường THCS Lê Thành công, huyện Nhà Bè cảm thấy thích thú khi được tham dự cuộc thi.

Phương Thảo cho hay, hội thi là sân chơi bổ ích để chúng em có thể tỏa sáng theo cách riêng của mỗi người. Hình thức tổ chức thi khá mới lạ, nó không chỉ diễn trong sân trường với không gian bó hẹp mà được tổ chức thêm tại bảo tàng. Tới đây, tụi em có cơ hội hiểu và yêu thêm lịch sử qua việc nhìn ngắm những hiện vật cụ thể.

“Đây chính là nguồn cảm hứng để em viết văn bởi văn không chỉ có trên sách vở, văn chính là những gì chúng em đang được trải nghiệm” - Phương Thảo nói thêm.

Trong khi đó, Phạm Thái Bảo, THCS Bình Khánh, huyện Cần Giờ khá bất ngờ khi được tham quan Bảo Tàng. Thái Bảo thích thú trước hình ảnh con robot đang trò chuyện và giới thiệu về một sự kiện lịch sử.

“Đây là lần đầu tiên em nhìn thấy con robot này. Nó thật hiện đại và em thấy khá ấn tượng. Một trải nghiệm thật thú vị sẽ giúp em viết văn hay hơn” - Thái Bảo bộc bạch.

Đề thi dành cho học sinh khối 8, 9. Ảnh: TT


Học sinh sẽ tham quan bảo tàng 1 tiếng. Sau đó, các em sẽ trở về Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1 để làm bài thi. Đề thi được ra sẽ liên quan đến chuyến trải nghiệm vừa rồi. Đề thi khối 6-7 và khối 8-9 chỉ khác nhau ở phần sáng tạo. Nếu học sinh khối 8-9 viết bài viết với chủ đề Lịch sử trong tôi là gì thì học sinh khối 6-7 lại viết bài về Những ấn tượng trong tôi...

Đề thi dành cho học sinh khối 6,7. Ảnh: TT

Bài viết phải đảm bảo được 2 yếu tố văn hay và chữ tốt.

Thí sinh làm bài sau hoạt động trải nghiệm tham quan Bảo tàng. Ảnh: TT

Văn hay thể hiện ở việc các em nắm vững kỹ năng làm bài, vận dụng phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận. Các em biết phát hiện, rung động trước các vẻ đẹp, thể hiện được khả năng quan sát, cảm xúc, góc nhìn riêng. Bên cạnh đó, bài thi phải có chữ viết đẹp, rõ ràng, nét bút mềm mại, trau chuốt, thể hiện sự sáng tạo trong nghệ thuật viết chữ…

HHHHHH CEO địa ốc Hòa Bình bị chất vấn vì giá cổ phiếu kém xa đối thủ