489A/21 Huỳnh Văn Bánh - P.13-Q.Phú Nhuận-HCM
Mon - Fri : 08:00 - 18:00 Sat: 8:00 - 12:00
+84-28-39918666

Blog

Kỷ niệm 110 năm ngày sinh Giáo sư Trần Đại Nghĩa

Kỷ niệm 110 năm ngày sinh Giáo sư Trần Đại Nghĩa

Kỷ niệm 110 năm ngày sinh Giáo sư Trần Đại Nghĩa

Tỉnh Vĩnh Long tổ chức lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Giáo sư Trần Đại Nghĩa - người có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng và nền khoa học Việt Nam.

Tỉnh Vĩnh Long tổ chức lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Giáo sư Trần Đại Nghĩa - người có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng và nền khoa học Việt Nam.

Nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham quan Khu lưu niệm Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa ở xã Tường Lộc, huyện Tam Bình. Ảnh: Báo Vĩnh Long

Lễ kỷ niệm được tổ chức sáng 13/9, với sự tham dự của nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đại diện lãnh đạo bộ, ngành Trung ương, các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long, cùng gần 1.000 cán bộ, người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Bùi Văn Nghiêm, cho biết đây là dịp để tưởng nhớ, tri ân và nhận thức sâu sắc về cuộc đời hoạt động cách mạng và những cống hiến to lớn của Giáo sư, Viện sĩ, thiếu tướng, Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa.

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh của ông, Bộ Khoa học và Công nghệ đưa vào hoạt động Công trình số hóa toàn bộ Khu lưu niệm Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa thành bảo tàng 3D trực tuyến do đơn vị thực hiện, tặng tỉnh Vĩnh Long. Người dân trong và ngoài nước có thể tham quan toàn bộ khu lưu niệm qua Internet.

Giao diện bảo tàng 3D Khu lưu niệm Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa do Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng. Ảnh: Ban tổ chức cung cấp

Giáo sư Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, sinh ra trong một gia đình nhà giáo ở làng Chánh Hiệp, quận Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long (nay là xã Hòa Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long). Từ nhỏ, ông đã rất hiếu học, tư chất thông minh, luôn đứng hạng ưu trong các kỳ thi của các trường, đứng đầu hai kỳ thi tú tài bản xứ và tú tài Tây.

Năm 1935, Phạm Quang Lễ sang Pháp du học. 5 năm sau, ông nhận cùng lúc ba bằng: Kỹ sư Cầu đường, Kỹ sư Điện và Cử nhân Toán. Sau đó, ông học tiếp và nhận thêm ba bằng kỹ sư khác, gồm: Hàng không, Mỏ - Địa chất và Chế tạo máy. Cũng trong thời gian này, ông đã tự tìm tòi nghiên cứu ngành chế tạo vũ khí. Sau đó, ông ở lại Pháp, Đức làm việc tại Viện nghiên cứu Máy bay, xưởng chế tạo máy bay và Viện nghiên cứu vũ khí.

Tháng 9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua Pháp thương thuyết. Phạm Quang Lễ đề đạt nguyện vọng về phục vụ đất nước. Cuối năm đó, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao trọng trách làm Cục trưởng Quân giới, Bộ Quốc phòng (một trong những nhà khoa học đặt nền móng cho nền công nghiệp quốc phòng non trẻ Việt Nam), kiêm Giám đốc Nha nghiên cứu Quân giới, Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội.

Học sinh tham quan Khu lưu niệm Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: An Bình

Một năm sau, dưới sự chỉ đạo kỹ thuật của Trần Đại Nghĩa, xưởng quân giới đóng ở Thái Nguyên đã chế tạo thành công súng Bazoka dùng đánh xe tăng, tàu chiến. Sau đó, ông cùng với các cộng sự nghiên cứu và chế tạo thành công súng không giật SKZ, có sức công phá rất lớn dùng để bắn vào những pháo đài kiên cố...

Cuối năm 1948, Trần Đại Nghĩa được phong quân hàm Thiếu tướng khi mới 35 tuổi. 4 năm sau, ông được phong danh hiệu Anh hùng lao động đợt đầu tiên của Việt Nam. Năm 1966, ông đảm nhiệm chức vụ Phó chủ nhiệm Tổng cục hậu cần, phụ trách về kỹ thuật quốc phòng. Thời gian này, ông đã lãnh đạo cán bộ kỹ thuật cải tiến nâng tầm bắn của tên lửa Sam II (do Liên Xô sản xuất), tiêu diệt được siêu pháo đài bay B52 của Mỹ trên bầu trời Hà Nội.

Sau ngày đất nước thống nhất, ông làm Thứ trưởng Công Thương, Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hiệu trưởng đầu tiên trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại biểu Quốc hội khóa II và III, Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Liên Xô và Cộng hòa dân chủ Đức...

Ông lâm bệnh và qua đời tại TP HCM ngày 9/8/1997.

 

An Bình

 

 

 
 
HHHHHH CEO địa ốc Hòa Bình bị chất vấn vì giá cổ phiếu kém xa đối thủ