Ngành bán lẻ(Retailing) luôn là một mảnh đất rộng lớn và màu mỡ của các thương hiệu. Trên mảnh đất này, làm thế nào để phát triển thương hiệu lớn mạnh là câu hỏi mà các doanh nghiệp không ngừng tìm kiếm. Giữa bối cảnh cạnh tranh cao của ngành bán lẻ hiện nay, công nghệ AR đang trở thành một giải pháp tuyệt vời để các thương hiệu “chuyển mình”.
Kinh doanh bán lẻ được coi là hình thức kinh doanh thương mại tập trung nhiều vào đối tượng người tiêu dùng cá nhân với khả năng mua hàng đơn lẻ, số lượng ít. Việc sử dụng smartphone, các thiết bị điện tử thông minh phổ biến ở các nền kinh tế đã – đang phát triển đã làm thay đổi “sân chơi” bán lẻ.
Theo chuyên gia thương mại điện tử Trung Quốc Michael Zakkour với 20 năm kinh nghiệm trong ngành, có một số xu hướng cơ bản về ngành bán lẻ trong tương lai như sau:
Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy các hình thức công nghệ bán lẻ:
Đại dịch ập đến bất ngờ đã khiến cho mọi ngành nghề lao đao. Hoạt động kinh doanh tại các trung tâm thương mại, bách hóa sẽ bị ảnh hưởng và hẹp lại. Các cửa hàng truyền thống gặp nhiều rủi ro gắn với bất động sản. Trong bối cảnh này, sự tăng trưởng về giao dịch số vô cùng mạnh mẽ. Điển hình tại Mỹ, các giao dịch thương mại điện tử tăng từ 12% lên đến 25%-30%.
Tương lai của bán lẻ không phải online hay offline mà là tích hợp:
Mức sống càng hiện đại, khách hàng càng có nhu cầu cao hơn về trải nghiệm mua sắm. Họ mong muốn có những trải nghiệm liền mạch ở khắp các kênh khác nhau, bất cứ khi nào họ muốn.
Bán lẻ truyền thống vẫn còn vai trò quan trọng nhưng thiên nhiều về trải nghiệm:
Tại Mỹ, có đến 80% giao dịch vẫn được thực hiện truyền thống. Tại Trung Quốc, 85% giao dịch được thực hiện trong môi trường ngoại tuyến. Bất chấp sự phát triển của kinh doanh online, trade marketing vẫn là một phần không thể thiếu trong các hoạt động mang tính trải nghiệm, tương tác cao như: sự kiện khuyến mãi, dịp lễ kỷ niệm, sự kiện ra mắt sản phẩm mới, khách hàng dùng thử sản phẩm…
Dựa trên những phân tích xu hướng tiềm năng, nhà bán lẻ khôn ngoan là người có khả năng thích nghi cao và nhanh chóng có kế hoạch chuyển mình, mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất với sản phẩm, dịch vụ ở bất cứ hình thức nào. Để thực hiện hóa ý tưởng này, công nghệ AR là xu hướng được không ít “ông lớn” trong ngành bán lẻ sử dụng.
AR xóa mờ ranh giới giữa hai thế giới online và offline. Người tiêu dùng có thể trải nghiệm sản phẩm dù họ đang ở nhà, ngoài phố, đi cafe… và chỉ cầm chiếc smartphone trên tay. Họ cũng có thể trải nghiệm những hình thức mua sắm mới mẻ ngay tại điểm bán thông qua công nghệ AR.
Các chiến dịch đáng học hỏi sử dụng AR từ các “ông lớn” ngành bán lẻ.
1. IKEA giúp khách hàng không còn đau đầu khi sắm đồ nội thất
IKEA đã tạo ra AR app mang tên IKEA Place cho phép người dùng đặt các mô hình nội thất 3D mô phỏng sản phẩm của thương hiệu có trong ứng dụng vào mọi góc trong căn nhà của họ.
Trong những tuần đầu sau khi phát hành IKEA Place, lượt tìm kiếm IKEA trên Google tăng đột biến, các phương tiện truyền thông đưa tin mạnh mẽ. IKEA được Fast Company (một tạp chí kinh doanh hàng tháng của Mỹ) giới thiệu là 1 trong 50 công ty sáng tạo nhất. Sau chín tháng kể từ khi ra mắt vào 9/2017, IKEA Place là ứng dụng phổ biến thứ hai được tạo ra dựa trên ARKit của Apple theo số lượt tải xuống. Ứng dụng được bình chọn 4,7/ 5,0 dựa trên 525 bài đánh giá. Thành công này của thương hiệu chính nhờ:
Thấu hiểu vấn đề người tiêu dùng: Khác với quần áo, trang sức, đồ ăn đóng gói…, giá trị cao và kích thước, khối lượng lớn của các sản phẩm nội thất không phải thứ người tiêu dùng có thể dễ dàng nói mua về dùng thử là xong. Vì là các sản phẩm sẽ cồng kềnh trong khâu vận chuyển hay thay thế, nên khách hàng luôn cần cân nhắc kỹ lưỡng để đưa ra quyết định tốt nhất cho ngôi nhà của họ. IKEA Place ra đời vừa vặn giải quyết được vấn đề đau đầu này của người tiêu dùng.
Người đi đầu xu hướng: IKEA Place đã biến IKEA trở thành người khởi xướng. Trong vài tháng đầu ra mắt, các doanh nghiệp khác đã phát triển ứng dụng tương tự. Ví dụ Lowe’s, công ty bán lẻ Mỹ chuyên về cải thiện nhà cửa, đã khởi chạy ứng dụng View on Your Space để khách hàng hình dung các món đồ nội thất trông sẽ như thế nào trong nhà họ. Với vai trò là người tiên phong, IKEA càng có lợi thế thu hút sự tò mò của người tiêu dùng trước những thứ mới lạ lại có tính tiện dụng cao như IKEA PLace.
Hiện tại, xu hướng AR đã phổ biến ở các nước trên thế giới nhưng tại Việt Nam, AR đang dần được áp dụng trên các trang mạng xã hội. Nếu biết nắm bắt, các thương hiệu có thể thành người dẫn đầu xu hướng này tại Việt Nam bất cứ khi nào.
2. Uniqlo nâng cao trải nghiệm khách hàng tại điểm bán với Umood
Năm 2019, ngành thời trang nhanh Việt Nam (fast fashion) đã đón Uniqlo – ông lớn đến từ Nhật Bản. Chỉ trong vòng 15 năm, từ cái tên bán lẻ nội địa, Uniqlo đã vươn mình ra bên ngoài Nhật Bản, trở thành đối thủ cạnh tranh với các ông lớn trong cùng lĩnh vực như Zara, H&M…
Sự thành công của Uniqlo đến từ nhiều yếu tố, từ tầm nhìn của người sáng lập, cá tính sản phẩm đến chiến lược truyền thông… Minh chứng cho nỗ lực không ngừng nghỉ của thương hiệu này chính là việc luôn cố gắng tạo những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Từ năm 2014, Uniqlo đã có chiến dịch vô cùng khôn ngoan sử dụng công nghệ AR để nâng cao trải nghiệm người dùng tại một cửa hàng ở Sydney. Cụ thể tại cửa hàng đó, Uniqlo đặt một thiết bị mang tên Umood – thiết bị đọc sóng não và đề xuất những chiếc áo phông dựa trên tâm trạng của khách hàng.
Để trải nghiệm thiết bị này, khách hàng sẽ đeo tai nghe đo sóng vào khi ngồi trước màn hình lớn của máy. Trên màn hình lớn xuất hiện các hình ảnh như người nằm trên võng, mây, bão, chó… Dựa trên phản ứng của khách hàng xoay quanh năm tâm trạng: buồn ngủ, tập trung, thích, hứng thú và căng thẳng, Umood sẽ đưa ra những gợi ý mua sắm cho người tiêu dùng.
Đây là một chiến dịch mới mẻ, thú vị nhờ:
Nắm bắt tốt insight: Mặc dù người tiêu dùng thích có nhiều sự lựa chọn nhưng họ có thể bị choáng ngợp khi có quá nhiều. Với Umood, Uniqlo giúp khách hàng thu hẹp phạm vi lựa chọn, từ đó mang đến trải nghiệm mua sắm thú vị hơn.
Cá nhân hóa cao: Nếu một vài năm trở lại đây, người ta mới bắt đầu nói nhiều hơn về việc thương hiệu cần chú trọng tính cá nhân hóa đến từng khách hàng để thúc đẩy mua sắm, thu hút khách hàng trung thành, thì từ 6 năm trước Uniqlo đã làm điều này. Thay vì để các nhân viên bán hàng lẽo đẽo theo sau người mua và tư vấn cho khách hàng, Uniqlo mang đến cho người mua một công nghệ gây tò mò để họ dùng thử. Thông qua Umood, Uniqlo thể hiện được sự quan tâm đến khách hàng, đưa ra những gợi ý sản phẩm phù hợp mà không khiến họ khó chịu. Nhờ vậy khách hàng có những trải nghiệm hài lòng và vui vẻ khi mua sắm.
Trong bối cảnh trade marketing (marketing tại điểm bán) cần chú trọng tính trải nghiệm đang là một xu hướng, chiến dịch từ 6 năm trước của Uniqlo vẫn là một trường hợp đáng để các nhà bán lẻ Việt học hỏi.
Để tìm hiểu thêm các thiết bị công nghệ khác, vui lòng tham khảo tại trang web:
- www.vietnamdigitalsignage.com
- Fb: Giải pháp công nghệ 4.0 cho Bán Lẻ Thông Minh
- Hotline: 0909.555.709