489A/21/54 Huỳnh Văn Bánh - P.13-Q.Phú Nhuận- Tp HCM
Mon - Fri : 08:00 - 18:00 Sat: 8:00 - 12:00
+84-28-39918666
Close
+84-28-39918666
Mon - Fri : 08:00 - 18:00 Sat: 8:00 - 12:00

Blog

Triển lãm cổ vật gốm hàng trăm tuổi dưới sông Đồng Nai

Triển lãm cổ vật gốm hàng trăm tuổi dưới sông Đồng Nai

Triển lãm mang chủ đề "Sưu tập gốm lòng sông Đồng Nai" của bảo tàng tỉnh (phường Tân Phong, thành phố).

Các hiện vật đa dạng từ chất liệu, kiểu dáng, chủng loại và phong cách. Đây là những sản phẩm phục vụ cho sinh hoạt đời sống, gồm những chiếc bình, ché, vò, nồi, ấm, tách, lọ, chum khạp, chậu đèn, bình vôi... Tất cả được làm từ đất sét mịn, chế tác bằng kỹ thuật bàn xoay, một số bằng khuôn tay.

Hiện vật lâu đời nhất trong triển lãm là những chiếc bình có vòi, thế kỷ thứ 7 - 10. Khoảng thời gian này, lưu vực sông Đồng Nai có sự giao thoa, kế thừa giữa hai vương quốc Phù Nam và Khmer.

Một chiếc bình gốm Kendy có vòi, khoảng thế kỷ 7 được trưng bày, thuộc giai đoạn văn hóa hậu Óc Eo. Bình Kendy là một trong những loại hình đồ gốm được phát hiện phổ biến trong văn hóa Óc Eo, với những kiểu dáng khác nhau như: Vòi dài, vòi ngắn, hình Linga...

Nhiều hơn cả là các loại bình con tiện, niên đại thế kỷ 12 - 13. Thời kỳ này, lưu vực sông Đồng Nai là một phần lãnh thổ của vương quốc Khmer, nên các sản phẩm gốm mang nhiều nét văn hóa Angkor.

Chiếc bình con tiện còn khá nguyên vẹn được trang trí hoa văn đặc sắc trên cổ. Theo các nhà nghiên cứu, các hiện vật trong bộ sưu tập trải dài cả đoạn sông Đồng Nai chứ không dồn vào một chỗ cố định. Chúng từ nhiều nguồn, có thể từ nơi khác theo dòng chảy trôi xuống và cũng có những đồ vật tại chỗ.

Những chiếc vò gốm có quai, niên đại thế kỷ 16 - 17. Thời điểm này, đã có nhiều cư dân người Việt và Hoa đến định cư ở vùng đất quanh sông. Theo thời gian, các nhóm cư dân bản địa, nhập cư có sự giao lưu văn hoá, hình thành thương cảng sầm uất ở vùng Cù Lao Phố thuộc hạ lưu sông Đồng Nai.

Hơn chục chiếc đèn dầu đủ kích thước có từ thế kỷ 16 - 17, được làm bằng đất sét mịn, chế tác bằng bàn xoay kết hợp vải mịn, độ nung cao. Đèn làm bằng gốm bộ phận gồm đĩa đèn có dáng như chiếc bát và chân trụ, thường không trang trí hoa văn.

Bình vôi gốm cách đây 5 thế kỷ, vẫn còn khá nguyên vẹn, trang trí hoa văn.

Một chiếc bình vẫn còn nguyên lớp vôi trắng sau hàng trăm năm nằm dưới lòng sông Đồng Nai.

Các ấm trà có quai thế kỷ 17 - 18 với nhiều kích thước, trang trí đơn giản.

Hàng chục chiếc âu cách đây hơn 300 năm được trưng bày.

Trải qua nhiều thế kỷ, gốm cổ dưới sông Đồng Nai là sưu tập đa văn hóa, mang những truyền thống văn hóa xuất xứ những vùng đất khác nhau: Tiền Angkor, gốm Nam bộ, gốm Duyên Hải, Hoa Nam, gốm Đại Việt... Quá trình cộng cư này đã diễn ra sự hội nhập các tộc người Việt, Hoa, Chăm, Khmer... mà dấu tích còn lưu lại đến ngày nay.

Triển lãm mở cửa miễn phí, diễn ra đến ngày 12/3. Bảo tàng Đồng Nai hoạt động các ngày trong tuần, trừ thứ hai và chủ nhật.

Quỳnh Trần

1.000 tỷ USD đang săn lùng cơ hội đầu tư bất động sản toàn cầu CEO địa ốc Hòa Bình bị chất vấn vì giá cổ phiếu kém xa đối thủ